Hãy tìm hiểu những thực phẩm có thể giúp bổ sung calcium cho cơ thể?
Hãy tìm hiểu những thực phẩm có thể giúp bổ sung calcium cho cơ thể?
Trình bày cách phân biệt 3 dung dịch không màu Na2CO3, K2SO4, Ba(NO3)2 bằng phương pháp hóa học.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trích các dung dịch trên làm mẫu thử và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử xuất hiện bọt khí không màu chứa dung dịch Na2CO3.
+ Mẫu thử không xuất hiện hiện tượng chứa dung dịch K2SO4 và dung dịch Ba(NO3)2.
- Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào hai mẫu thử chứa dung dịch K2SO4 và dung dịch Ba(NO3)2:
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chứa dung dịch K2SO4.
+ Mẫu thử không hiện tượng chứa dung dịch Ba(NO3)2.
Phương trình hóa học:
\({\rm{N}}{{\rm{a}}_2}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} + 2{\rm{HCl}} \to 2{\rm{NaCl}} + {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)
\({{\rm{K}}_{\rm{2}}}S{O_4} + {\rm{Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to 2{\rm{KOH + BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow \)
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát Bảng 18.4, nhận xét về xu hướng biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐộ bền nhiệt của muối carbonate của kim loại nhóm IIA có xu hướng tăng dần từ muối của MgCO3 đến muối của BaCO3.
(Trả lời bởi datcoder)
Tại sao giặt áo quần bằng nước cứng sẽ tốn xà phòng, nước xả vải hơn khi dùng nước mềm?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGiặt áo quần bằng xà phòng (sodium stearate C17H35COONa) trong nước cứng sẽ tạo ra muối không tan là calcium stearate (C17H35COO)2Ca, chất này bám trên vải sợi, làm cho quần áo mau mục nát. Mặt khác, nước cứng làm cho xà phòng có ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng nên giặt áo quần bằng nước cứng sẽ tốn xà phòng, nước xả vải hơn khi dùng nước mềm.
(Trả lời bởi datcoder)
Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a) Be + O2 →
b)Ca + O2→
c) Ba + O2 →
Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a) MgCO3 \(\underrightarrow{t^o}\)
b) Ba(NO3)2 \(\underrightarrow{t^o}\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia: \(MgCO_3\rightarrow^{t^0}MgO+CO_2\)
b: \(Ba\left(NO_3\right)_2\rightarrow^{t^0}Ba\left(NO_2\right)_2+O_2\)
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Kim loại nhóm IIA và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
Kim loại nhóm IIA và hợp chất của chúng có những tính chất gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Kim loại nhóm IIA:
+ Tính chất vật lí: Nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng và độ cứng của kim loại nhóm IIA cao hơn so với kim loại nhóm IA cùng chu kì. Kim loại nhóm IIA là những kim loại nhẹ (D < 5 g/cm3).
+ Tính chất hóa học: Kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Be đến Ba.
\({\rm{M}} \to {{\rm{M}}^{2 + }} + 2{\mathop{\rm e}\nolimits} \)
- Hợp chất của kim loại nhóm IIA:
+ Muối carbonate: Muối carbonate tác dụng với dung dịch acid loãng, phản ứng với H2O khi có mặt CO2. Dưới tác dụng của nhiệt, muối carbonate của kim loại nhóm IIA bị phân huỷ tạo thành oxide.
+ Muối nitrate: Khi đun nóng, muối nitrate của kim loại nhóm IIA phân huỷ thành oxide.
+ Độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate của kim loại nhóm IIA có xu hướng tăng dần từ muối của Mg2+ đến muối của Ba2+.
(Trả lời bởi datcoder)
Dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại nhóm IIA và so sánh với kim loại nhóm IA.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKim loại nhóm IIA có tính khử mạnh nhưng yếu hơn kim loại nhóm IA.
(Trả lời bởi datcoder)
Dự đoán khả năng phản ứng của muối carbonate kim loại nhóm IIA với dung dịch acid loãng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMuối carbonate kim loại nhóm IIA với dung dịch acid loãng giải phóng khí carbon dioxide.
(Trả lời bởi datcoder)
Vẽ sơ đồ tư duy để nêu một số ứng dụng của đơn chất và hợp chất của kim loại nhóm IIA.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHọc sinh tự vẽ sơ đồ từ duy với các từ khóa được tìm kiếm trong mục 3 trang 107 sách giáo khoa.
(Trả lời bởi datcoder)