Bài 17: Tính chất vật lý và hoá học các đơn chất nhóm VIIA

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 109)

Hướng dẫn giải

- Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5, nên nguyên tử có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc dùng chung electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

Sơ đồ: X + 1e → X-

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 109)

Hướng dẫn giải

- Trong phản ứng với kim loại, các halogen từ số oxi hóa 0 sẽ nhận thêm 1 electron thành số oxi hóa -1

- Sơ đồ:

F + 1e → F-

Cl + 1e → Cl-

Br + 1e → Br-

I + 1e → I-

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Chân trời sáng tạo trang 110)

Hướng dẫn giải

- Đi từ F đến I

  + Điều kiện phản ứng với hydrogen khó dần

  + Năng lượng liên kết H-X giảm dần => Độ bền H-X giảm dần

=> Khả năng phản ứng của các halogen với hydrogen  giảm dần

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 11 (SGK Chân trời sáng tạo trang 110)

Câu hỏi 12 (SGK Chân trời sáng tạo trang 111)

Hướng dẫn giải

Ống nghiệm 1: dung dịch không màu chuyển thành màu vàng nhạt

- Ống nghiệm 2: dung dịch không màu chuyển thành vàng, khi cho hồ tinh bột (không màu) thì dung dịch chuyển màu xanh tím

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 13 (SGK Chân trời sáng tạo trang 111)

Hướng dẫn giải

- Giải thích kết quả:

   + Ống nghiệm 1: dung dịch không màu chuyển thành màu vàng nhạt của Br2

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

   + Ống nghiệm 2: dung dịch không màu chuyển thành vàng của I2, khi cho hồ tinh bột (không màu) thì dung dịch chuyển màu xanh tím do I2 làm đổi màu hồ tinh bột

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 14 (SGK Chân trời sáng tạo trang 111)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: Giấy màu ẩm bị nhạt màu dần sau đó mất màu

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 15 (SGK Chân trời sáng tạo trang 112)

Hướng dẫn giải

\(2KMnO_4+16HCl\rightarrow2KCl+2MnCl_2+5Cl_2\uparrow+8H_2O\)

Khí clobay lên, tác dụng với nước tạo tạo thành hợp chất hỗn hợp có tính tẩy màu

\(Cl_2+H_2O\rightarrow HClO+HCl\)

=>kết quả là Giấy màu ẩm bị nhạt màu dần sau đó mất màu

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 112)

Hướng dẫn giải

(1) \(Cu+Cl_2\xrightarrow[]{t^\circ}CuCl_2\)

(2) \(2Al+3Br_2\xrightarrow[]{t^\circ}2AlBr_3\)

(3) \(Ca\left(OH\right)_2+Cl_2\rightarrow CaOCl_2+H_2O\)

(4) \(6KOH+3Br_2\xrightarrow[]{70^\circ C}KBrO_3+5KBr+3H_2O\)

(5) \(Cl_2+2KBr\xrightarrow[]{}2KCl+Br_2\)

(6) \(Br_2+2NaI\rightarrow2NaBr+I_2\)

(Trả lời bởi Phước Lộc)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 112)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm được ứng dụng:

+ Tẩy trắng sợi, vải, giấy.

+ Sản xuất chất tẩy rửa.

+ Tiệt trùng nước sinh hoạt, nước trong các bể bơi.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (3)