Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Vì khi bóp quá mạnh vào quả bóng sẽ gây ra áp suất lớn tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi hướng sinh ra lực mạnh tác dụng lên vỏ của quả bóng, khi vượt quá giới hạn chịu được thì nó vỡ.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình vì nó có trọng lượng.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng tròn vì chất lỏng dồn về hai đầu và tác dụng lực lên vỏ quả bóng làm nó căng tròn.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Tham khảo :

Ví dụ về áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng:

- Trong một đường ống bơm nước, nếu tăng áp lực máy bơm lên thì áp suất trong đường ống tăng mạnh làm lượng nước chảy vào bồn nhanh đầy.

- Máy thủy lực dùng trong các ngành công nghiệp: Khi tác dụng một lực F1 lên pit – tông A, lực gây ra áp suất p lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn đến pit – tông B và gây ra lực F2 nâng pit – tông B. Tùy vào tiết diện của các pit – tông mà lực nâng có thể lớn hơn nhiều lần lực tác dụng, giúp ta có thể dùng lực của tay nâng được cả chiếc ô tô.

Nêu ví dụ về áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. (ảnh 1) (Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó giống như chất lỏng vì không khí có trọng lượng và chiếm toàn bộ thể tích của không gian chứa.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Cánh diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Bịt tay vào một đầu ống khiến áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất trong ống, áp suất này giữu cho nước không bị chảy ra khỏi ống.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

- Trên nắp các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để lấy nước dễ dàng hơn.

- Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

Ta có: Áp lực trên một đơn vị diện tích là 1 N trên 1 m².

Diện tích của mặt bàn là: 60 . 120 = 7200 cm2 = 0,72 m2

Vậy áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm x 120 cm là 0,72 N.

Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng là : \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{F}{10}=\dfrac{0,72}{10}=0,072\left(kg\right)=72\left(g\right)\)

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

Trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống khi đó áp suất không khí tăng đột ngột, làm mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài (áp suất ở tai ngoài cao hơn áp suất ở tai giữa) khiến màng nhĩ bị đẩy về phía trong. Nếu vòi nhĩ mở, thông tai giữa với họng hầu làm tăng áp suất không khí ở tai giữa, màng nhĩ bị đẩy nhanh chóng về vị trí cũ. Sự di chuyển nhanh của màng nhĩ gây nên tiếng động trong tai.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Tường nhám tức là có bề mặt gồ ghề, khi ấn giác mút lên nó sẽ không đẩy được nhiều không khí ra ngoài nên độ chênh lệch áp suất bên trong giác mút và bên ngoài giác mút không đủ lớn để làm giác mút dính chặt vào bề mặt tường nhám. Do vậy, người ta không sử dụng được giác mút với tường nhám.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)