Bài 16: Áp suất

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Dùng những tấm ván để tăng diện tích tiếp xúc lên bề mặt xi măng, khối lượng cơ thể không thay đổi nên có thể giảm áp suất tác dụng lên xi măng đi không bị lún.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

- Khi đứng chào cờ, các bạn học sinh đều đứng thẳng người có phương vuông góc với mặt sân.

- Chiếc ô tô đỗ ở mặt đường bằng phẳng tạo áp lực lên mặt đường đúng bằng trọng lượng của nó.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Lực do người tác dụng lên xe kéo không phải là áp lực vì lực này không vuông góc với mặt bị ép.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Cánh diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

- Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm: độ lún trong hình 16.2b lớn hơn, vậy với cùng một áp lực, khi giảm diện tích bị ép sẽ làm tăng áp suất lên.

- Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16. a, c), tăng áp lực: độ lún trong hình 16.2c lớn hơn, vậy với cùng một diện tích bị ép, khi tăng áp lực sẽ làm tăng áp suất lên.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

\(p_A=\dfrac{F}{s_A};p_B=\dfrac{F}{s_B};p_C=\dfrac{2F}{s_C}\\ Mà:s_A>s_B;s_A=s_C\\ Vậy:\dfrac{F}{s_A}< \dfrac{F}{s_B}\Leftrightarrow p_A< p_B\\ 2.\dfrac{F}{s_A}=\dfrac{2F}{s_C}\Leftrightarrow p_A=\dfrac{1}{2}p_C\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 84)

Hướng dẫn giải

a) Áp lực :

\(\dfrac{200}{1.1}=200\left(N/m^2\right)\)

b) Áp lực :

\(\dfrac{200}{2.1}=100\left(N/m^2\right)\)

 

(Trả lời bởi Nguyễn Đức Trí)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 84)

Hướng dẫn giải

a) Vì để tăng áp suất của chiếc đinh lên bề mặt bị đóng, giúp chiếc đinh dễ đóng hơn.

b) Lưỡi dao thường được mài sắc, mỏng để giảm diện tích tiếp xúc tăng áp suất khi ta thái vật gì đó.

c) Dùng giày đế phẳng và rộng giúp người thợ tăng diên tích tiếp xúc với xi măng, khi làm việc không bị lún.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 84)

Hướng dẫn giải

Tham khảo :

- Ví dụ các trường hợp cần tăng áp suất:

+ Ngày tết bố mẹ em hay xếp bánh chưng ra mặt bàn và dùng vật nặng đè lên làm tăng áp lực lên bánh, tạo áp suất lớn ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn.

+ Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào tường vì khi đóng mũi đinh vào tường sẽ làm giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên tường giúp đinh xuyên vào tường được dễ hơn.

- Ví dụ các trường hợp cần giảm áp suất:

+ Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường để tăng diện tích mặt ép nhằm giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

+ Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm, người đỡ đau lưng hơn khi nằm trên phản gỗ vì đệm mút dễ biến dạng làm tăng diện tích tiếp xúc giúp giảm áp suất tác dụng lên thân người.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)