Bài 15. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Thử thách nhỏ (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78,79)

Hướng dẫn giải

Xét hai tam giác BAH và B'A'H’ có:

AB=A’B’

BH=B’H’

Suy ra \(\Delta BAH = \Delta B'A'H'\) ( cạnh huyền – cạnh góc vuông)

=>\(\widehat {BAH}{\rm{  = }}\widehat {B'A'H}\)(hai góc tương ứng).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 4.20 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79)

Hướng dẫn giải

a)      Xét 2 tam giác vuông ABC và ADC có:

\(\widehat {ACB} = \widehat {ACD}( = 90^\circ )\)

AC chung

\(\widehat {BAC} = \widehat {DAC}\)(gt)

=>\(\Delta ABC = \Delta ADC\)(g.c.g)

b) Xét 2 tam giác vuông HEG và GFH có:

HE=GF(gt)

HG chung

=>\(\Delta HEG = \Delta GFH\)(cạnh huyền - cạnh góc vuông)

c) Xét 2 tam giác vuông QMK và NMP có:

QK=NP(gt)

\(\widehat K = \widehat P\)(gt)

=>\(\Delta QMK = \Delta NMP\)(cạnh huyền – góc nhọn)

d) Xét 2 tam giác vuông VST và UTS có:

VS=UT(gt)

ST chung

=>\(\Delta VST = \Delta UTS\)(2 cạnh góc vuông)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.21 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79)

Hướng dẫn giải

Vì tổng 3 góc trong 1 tam giác luôn bằng 180 độ.

Xét hai tam giác AEB và DEC có:

\(\widehat {AEB} = \widehat {DEC}\)(đối đỉnh) và \(\widehat {BAC} = \widehat {BDC} = {90^o}\).

Suy ra: \(\widehat {ABE} = \widehat {DCE}\) 

Xét 2 tam giác AEB và DEC có:

\(\widehat {BAC} = \widehat {BDC} (= {90^o}\))

\(AB=DC\) (gt)

\(\widehat {ABE} = \widehat {DCE}\) (cmt)

=>\(\Delta AEB = \Delta DEC\)(g.c.g)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.22 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 79)

Hướng dẫn giải

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB=DC; \(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}=90^0\) (tính chất hình chữ nhật)

Xét 2 tam giác ABM và DCM có:

AB=DC (cmt)

\(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\) (cmt)

BM=CM (gt)

=>\(\Delta ABM = \Delta DCM\)(c.g.c)

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)