Bài 12. Quản lí môi trường nuôi thủy sản

Câu hỏi mục 2.2.b (SGK Cánh Diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

- Khi pH trong ao giảm thấp, cần sử dụng các biện pháp để tăng pH như:

+ Sử dụng nước vôi trong hoặc soda để trung hoà H+ trong nước.

+ Tăng cường độ sục khí để tạo điều kiện khuếch tán CO, ra ngoài không khí.

+ Quản lí tốt độ trong và mật độ tảo để giảm biến động pH trong nước.

- Trong trường hợp pH tăng quá cao có thể sử dụng một số hoá chất có tính acid như citric acid, phèn nhôm,... với lượng phù hợp để giảm pH. Chú ý cần tính toán lượng hoá chất sử dụng phù hợp để tránh hạ pH đột ngột và pH giảm quá thấp.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2.2.b (SGK Cánh Diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

- Bổ sung vôi

- Sử dụng baking soda

- Thay nước

- Sử  dụng chế phẩm sinh học

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.2.b (SGK Cánh Diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Nuôi với mật độ phù hợp để giảm tích tụ quá nhiều chất hữu cơ trong môi trường.

-  Sử dụng các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi của động vật thủy sản, thức ăn có độ kết dính tốt nhằm giảm lượng thức ăn bị tan rã.

- Quản lí chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào hệ thống nuôi, chia nhỏ lượng thức ăn, cho ăn vừa đủ.

- Định kì siphon kết hợp với thay nước để loại bỏ thức ăn thừa, phân thải ra khỏi hệ thống nuôi.

- Sử dụng chế phẩm vi sinh định kì để tăng cường hệ vi khuẩn có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ và hạn chế các nhóm vi khuẩn yếm khí, từ đó giảm sản sinh khí độc trong nước.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2.2.b (SGK Cánh Diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

- Khi độ mặn quá cao, tiến hành thay nước hoặc bồ sung nước ngọt để giảm độ mặn từ từ cho ao.

- Độ mặn ao nuôi thường giảm thấp khi trời mưa lớn. Khi đó, cần tháo bớt nước trên tầng mặn để tránh hạ độ mặn và phân tầng mặn nước ao nuôi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (2)

Câu hỏi mục 2.2.b (SGK Cánh Diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

- Khi độ mặn quá cao, tiến hành thay nước hoặc bồ sung nước ngọt để giảm độ mặn từ từ cho ao.

- Độ mặn ao nuôi thường giảm thấp khi trời mưa lớn. Khi đó, cần tháo bớt nước trên tầng mặn để tránh hạ độ mặn và phân tầng mặn nước ao nuôi.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.3 (SGK Cánh Diều - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Nước thải sau nuôi cần được thu gom để xử lí, không thải trực tiếp ra môi trường ngoài để tránh lây lan mầm bệnh và ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nước thải từ các ao nuôi thường được thu gom và dẫn về các ao, mương lắng thải trong trại nuôi để xử lí trước khi thải ra ngoài hoặc tái sử dụng cho vụ nuôi sau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)