Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Nêu những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930:
1. Giai đoạn 1911 - 1919:- Tìm đường cứu nước:
+ Ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911).
+ Làm nhiều nghề lao động, học tập, nghiên cứu về các cuộc cách mạng trên thế giới.
- Tham gia các hoạt động yêu nước:
+ Gửi "Bản yêu sách 8 điểm" đến Hội nghị Versailles (1919).
+ Tham gia thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
2. Giai đoạn 1920 - 1930:- Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920): Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
- Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921): Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa.
- Tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924): Gặp gỡ các nhà cách mạng quốc tế.
- Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930): Mốc son lịch sử quan trọng.
Nêu những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh (1930 - 1945).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Từ năm 1930, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10- 1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) nhằm xác lập củng cố quan hệ với các đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh liên lạc với phong trào chống quân phiệt Nhật ở các nước Đông Nam Á đứng về phe dân chủ chống phát xít xâm lược.
- Sau ngày Nhật Bản đảo chính Pháp (ngày 9- 3- 1945), đại diện Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với người Mỹ, thể hiện thiện chi của Việt Minh muốn tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Đông Dương.
(Trả lời bởi datcoder)
Lập bảng tóm tắt hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo gợi ý sau vào vở:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Nhân vật/Tổ chức
Hoạt động đối ngoại chủ yếu
Phan Bội Châu
+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước, ... Ông đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập.
+ Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế: Đông Á đồng minh, Điền- Quế- Việt liên minh.
+ Đầu năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Tại đây, Phan Bội Châu cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.
Phan Châu Trinh và những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp..., phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.
+ Phan Châu Trinh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.
Nguyễn Ái Quốc
- Từ năm 1911 đến năm 1920:
+ Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
+ Trong những năm ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc,... Người tham gia và đóng góp tích cực vào phong trào cộng sản, công nhận và phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
- Từ năm 1920- 1930: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đã đặt nền móng cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các tổ chức chính trị cách mạng và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.
Đảng Cộng Sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh
- Từ năm 1930, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10- 1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) nhằm xác lập củng cố quan hệ với các đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh liên lạc với phong trào chống quân phiệt Nhật ở các nước Đông Nam Á đứng về phe dân chủ chống phát xít xâm lược.
- Sau ngày Nhật Bản đảo chính Pháp (ngày 9- 3- 1945), đại diện Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với người Mỹ, thể hiện thiện chí của Việt Minh muốn tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Đông Dương.
Xây dựng video clip tập hợp những hình ảnh và tư liệu về hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ năm 1920 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giới thiệu với các bạn trong lớp của em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác em có thể xây dựng video theo các gợi ý giới đây:
Tiêu đề: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Hành Trình Đối Ngoại Từ 1920 Đến Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945
Giới Thiệu: Video clip này sẽ điểm qua hành trình đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ năm 1920 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua những hình ảnh và tư liệu lịch sử, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc xây dựng mối quan hệ ngoại giao, tìm kiếm hỗ trợ cho cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam.
Kịch Bản:
- Giới Thiệu và Lý Do Tạo Video Clip:
+ Giới thiệu chủ đề của video clip.
+ Lý do chọn đề tài này và mục tiêu của video clip.
- Sơ Lược Về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh:
+ Giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
+ Nhấn mạnh vào vai trò của Người trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam.
Giai đoạn 1920 - 1930: Hiển thị hình ảnh và tư liệu về sự tham gia của Hồ Chí Minh trong các hoạt động cộng sản quốc tế, như việc thành lập Việt Nam Cách mạng Đảng và việc tham gia vào các tổ chức cộng sản ở nước ngoài. Mô tả những nỗ lực của Người trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
Giai đoạn 1930 - 1940: Tập trung vào những năm tháng ông sống lưu vong và hoạt động ngoại giao tại các nước như Trung Quốc, Liên Xô và Pháp. Hiển thị các hình ảnh và tư liệu về những nỗ lực của Người trong việc xây dựng mối quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của Việt Nam.
Giai đoạn 1940 - 1945: Mô tả quá trình ông trở về Việt Nam và dẫn đầu cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và quân đội Nhật Bản. Hiển thị hình ảnh và tư liệu về các hoạt động của Người trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế và xây dựng mối quan hệ đối ngoại.
- Kết Luận và Tóm Tắt:
+ Tóm tắt những điểm chính và ý nghĩa của hành trình đối ngoại của Hồ Chí Minh từ năm 1920 đến 1945.
+ Người xem suy nghĩ về tầm quan trọng của đối ngoại trong việc đấu tranh cho độc lập và tự do dân tộc.
+ Cảm ơn và mời người xem đặt câu hỏi (nếu có).
(Trả lời bởi datcoder)