Bài 11. Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Bài tập 4.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC vuông tại A và có \(\widehat B = {30^0}\) nên ta có: \(\sin \widehat B = \frac{{AC}}{{BC}}\) hay \(\sin {30^0} = \frac{5}{{BC}}\) suy ra \(BC = \frac{5}{{\sin {{30}^0}}} = 10\) cm.

Vậy cạnh huyền của tam giác là 10 cm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

a)

Tam giác ABC vuông tại A nên ta có: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\) (Định lý Pythagore)

Thay số ta có \({17^2} = {8^2} + A{C^2}\) hay \(A{C^2} = {17^2} - {8^2} = 225\) suy ra \(AC = 15\) cm (vì \(AC > 0\))

Ta có: \(\sin \widehat B = \cos \widehat C = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{15}}{{17}}\)

\(\cos \widehat B = \sin \widehat C = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{8}{{17}}\)

\(\tan \widehat B = \cot \widehat C = \frac{{AC}}{{AB}} = \frac{{15}}{8}\)

\(\cot \widehat B = \tan \widehat C = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{8}{{15}}\)

b)

Tam giác ABC vuông tại A nên ta có: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\) (Định lý Pythagore)

Thay số ta có \(B{C^2} = 1,{2^2} + 0,{9^2} = 2,25\) hay \(CB = \sqrt {2,25}  = 1,5\) cm (vì \(BC > 0\))

Ta có: \(\sin \widehat B = \cos \widehat C = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{0,9}}{{1,5}} = \frac{3}{5}\)

\(\cos \widehat B = \sin \widehat C = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{1,2}}{{1,5}} = \frac{4}{5}\)

\(\tan \widehat B = \cot \widehat C = \frac{{AC}}{{AB}} = \frac{{0,9}}{{1,2}} = \frac{3}{4}\)

\(\cot \widehat B = \tan \widehat C = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{1,2}}{{0,9}} = \frac{4}{3}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\sin \alpha  = \frac{{BC}}{{AB}};\) \(\cos \alpha  = \frac{{AC}}{{AB}};\) \(\tan \alpha  = \frac{{BC}}{{AC}};\) \(\cot \alpha  = \frac{{AC}}{{BC}}\)

\(\sin \beta  = \frac{{AC}}{{AB}};\) \(\cos \beta  = \frac{{BC}}{{AB}};\) \(\tan \beta  = \frac{{AC}}{{BC}};\) \(\cot \beta  = \frac{{BC}}{{AC}}\)

Từ đó ta có

\(\sin \alpha  = \cos \beta ;\) \(\cos \alpha  = \sin \beta ;\) \(\tan \alpha  = \cot \beta ;\) \(\cot \alpha  = \tan \beta .\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4.5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

a) \(\sin {55^0} = \cos {35^0}; \)

\(\cos {62^0} = \sin {28^0}; \)

\(\tan {57^0} = \cot {33^0}; \)

\(\cot {64^0} = \tan {26^0}\)

b) \(\frac{{\tan {{25}^0}}}{{\cot {{65}^0}}} = \frac{{\tan {{25}^0}}}{{\tan {{25}^0}}} = 1\)

\(\tan {34^0} - \cot {56^0} = \tan {34^0} - \tan {34^0} = 0.\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\) (Định lý Pythagore)

Nên \(B{C^2} = {5^2} + {12^2} = 169\) suy ra \(BC = 13\) (cm) .

Theo định nghĩa của tỉ số lượng giác ta có:

\(\sin \widehat B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{12}}{{13}};\\\cos \widehat B = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{5}{{13}};\\\tan \widehat B = \frac{{AC}}{{AB}} = \frac{{12}}{5};\\\cot \widehat B = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{5}{{12}}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 71)

Hướng dẫn giải

a) \(\sin {40^0}54'\)

Ta có: \(\sin {40^0}54' = 0,6547408137 \approx 0,655\)

b) \(\cos {52^0}15'\)

Ta có: \(\cos {52^0}15' = 0,61221728 \approx 0,612\)

c) \(\tan {69^0}36'\)

Ta có: \(\tan {69^0}36' = 2,688918967 \approx 2,689\)

d) \(\cot {25^0}18'\)

Ta có: \(\tan {25^0}18' = 0,4726978344\) nên \(\cot {25^0}18' = \frac{1}{{\tan {{25}^0}18'}} = 2,115516356 \approx 2,116\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Theo định nghĩa tỉ số lượng giác sin, ta có \(\sin\alpha=\dfrac{h}{a}\).

Vậy ta sẽ xác định được “góc dốc” α của một đoạn đường dốc khi biết độ dài của dốc là a và độ cao của đỉnh dốc so với đường nằm ngang là h.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 67)

Hướng dẫn giải

a) Xét hai tam giác ABC và tam giác A’B’C’ ta có:

\(\begin{array}{l}\widehat A = \widehat {A'} = {90^0}\\\widehat B = \widehat {B'} = \alpha \end{array}\)

Nên \(\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'\left( g-g \right)\)

b) \(\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'\) suy ra \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}} = \frac{{AC}}{{A'C'}}\) (tỉ lệ các cạnh tương ứng)

Do \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}}\) nên ta có \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{A'B'}}{{B'C'}}\) (tính chất tỉ lệ thức)

Do \(\frac{{BC}}{{B'C'}} = \frac{{AC}}{{A'C'}}\) nên ta có \(\frac{{A'C'}}{{B'C'}} = \frac{{AC}}{{BC}}\) (tính chất tỉ lệ thức)

Do \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{AC}}{{A'C'}}\) nên ta có \(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{A'B'}}{{A'C'}}\) và \(\frac{{AC}}{{AB}} = \frac{{A'B'}}{{A'C'}}\) (tính chất tỉ lệ thức) 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\tan \widehat C = \frac{{AB}}{{AC}}\) suy ra \(\tan {45^0} = \frac{c}{{AC}}\) do đó \(1 = \frac{c}{{AC}}\) hay \(AC = c\)

\(\sin \widehat C = \frac{{AB}}{{BC}}\) suy ra \(\sin {45^0} = \frac{c}{{BC}}\) do đó \(\frac{{\sqrt 2 }}{2} = \frac{c}{{BC}}\) hay \(BC = \frac{{2c}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 c\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC vuông tại A ta có: \(\tan \widehat C = \frac{{AB}}{{AC}}\) hay \(\tan {60^0} = \frac{{AB}}{3}\) suy ra \(AB = 3.\tan {60^0} = 3\sqrt 3 \) cm.

Vậy cạnh đối của góc là \(3\sqrt 3 \) cm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)