Nguồn nước nuôi thủy sản cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Nguồn nước nuôi thủy sản cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Trình bày những yêu cầu về nhiệt độ nuôi nước thủy sản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Mỗi loài thuỷ sản yêu cầu mức nhiệt độ phù hợp khác nhau, nhiệt độ nằm ngoài khoảng phù hợp sẽ làm giảm sinh trưởng của chúng.
- Khoảng nhiệt độ phù hợp để nuôi các loài cá vùng nhiệt đới (ví dụ cá rô phi) là từ 25 đến 30 °C, trong khi điều kiện nhiệt độ phù hợp cho các loài cá nước lạnh (ví dụ cá hồi vân) là khoảng từ 13 đến 18 °C.
- Để xác định nhiệt độ nước hệ thống nuôi, người ta sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc các máy đo nhiệt độ điện tử.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Ở Việt Nam, địa phương nào có nhiệt độ phù hợp để nuôi cá hồi vân?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Những địa phương Miền Bắc phù hợp để nuôi cá hồi vân:
+ Sa Pa
+ Mù Cang Chải
+ Hòa Bình
+ ...
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
1. Độ trong và màu nước ao nuôi thuỷ sản chủ yếu do thành phần nào quyết định?
2. Màu nước và độ trong như thế nào thì phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt, ao nuôi tôm nước mặn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Độ trong và màu nước ao nuôi thuỷ sản chủ yếu do các loài vi tảo có trong nước quyết định
2. Màu nước và độ trong phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt, ao nuôi tôm nước mặn:
- Màu phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt là màu xanh lục nhạt (xanh nõn chuối) do tảo lục phát triển mạnh. Màu nước phù hợp cho ao nuôi tôm là màu vàng nâu (màu nước trà) do các loại tảo sillic phát triển mạnh trong môi trường nước mặn, lợ
- Độ trong phù hợp cho ao nuôi cá từ 20 đến 30 cm và cho ao nuôi tôm từ 30 đến 45 cm. Những ao nuôi mật độ cao, sử dụng nhiều thức ăn thường có nhiều chất thải làm cho tào phát triển quá mức, giảm độ trong, ảnh hưởng xấu đến đối tượng nuôi.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
1. Hãy nêu các nguồn cung cấp oxygen cho ao nuôi thuỷ sản.
2. Hàm lượng oxygen hoà tan phù hợp cho động vật thuỷ sản là bao nhiêu?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Nguồn cung cấp oxygen cho ao nuôi thuỷ sản
- Khuếch tán từ không khí
- Quang hợp của thực vật thuỷ sinh
2. Hàm lượng oxygen hoà tan lớn hơn 5 mg/L phù hợp cho hầu hết các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng, khi giảm thấp (dưới 3 mg/L) sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và tỉ lệ sống của động vật thuỷ sản. Trong thuỷ vực, hàm lượng oxygen thường thấp vào ban đêm đến rạng sáng, cao hơn vào ban ngày, đặc biệt vào những ngày trời nắng và ở thuỷ vực có nhiều thực vật phù du phát triển.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
1. Ao nuôi thuỷ sản thường có hàm lượng oxygen hoà tan thấp khi nào?
2. Làm thế nào để xác định được lượng oxygen hoà tan trong nước?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Ao nuôi thuỷ sản thường có hàm lượng oxygen hoà tan thấp khi nào?
- Khi nhiệt độ nước tăng cao, khả năng hoà tan oxygen của nước giảm.
- Khi áp suất khí quyển thấp, lượng oxygen hoà tan trong nước cũng giảm.
- Mưa lớn có thể làm giảm độ mặn của nước, dẫn đến giảm khả năng hoà tan oxygen.
- Gió yếu làm giảm sự trao đổi khí giữa nước và không khí, dẫn đến giảm lượng oxygen hoà tan trong nước.
- Nắng nóng kéo dài làm tăng tốc độ quang hợp của tảo, dẫn đến sự cạnh tranh oxygen giữa tảo và các sinh vật khác trong ao.
- Khi mật độ nuôi cao, lượng oxygen tiêu thụ bởi các sinh vật trong ao sẽ tăng, dẫn đến giảm lượng oxygen hoà tan.
- Thức ăn dư thừa sẽ phân hủy, tiêu thụ oxygen trong ao.
2. Xác định được lượng oxygen hoà tan trong nước
Phân tích chuẩn độ trong phòng thí nghiệm, đo tại hiện trường bằng máy đo oxygen điện tử hoặc dùng bộ KIT đo nhanh bằng phương pháp so màu.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vì sao những ao nuôi cá nước chảy ở vùng miền núi luôn có hàm lượng oxygen hoà tan cao mà không cần sử dụng sục khí?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nước ở vùng miền núi thường chảy từ các khe suối, sông ngòi, có hàm lượng oxygen hoà tan cao do tiếp xúc trực tiếp với không khí.
- Nước chảy liên tục giúp cung cấp oxygen mới cho ao nuôi, đồng thời loại bỏ khí độc hại như CO2 ra khỏi ao.
- Vùng miền núi có địa hình dốc, giúp nước chảy nhanh hơn, tăng cường sự trao đổi khí giữa nước và không khí.
- Ao nuôi cá thường được xây dựng ở những nơi có dòng nước chảy mạnh, giúp tăng lượng oxygen hoà tan trong ao.
- Vùng miền núi thường có nhiệt độ thấp hơn so với vùng đồng bằng, giúp tăng khả năng hoà tan oxygen của nước.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Khoảng giá trị pH phù hợp cho các đối tượng nuôi thuỷ sản là bao nhiêu?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhoảng pH phù hợp cho các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng từ 6,5 đến 8,5.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
1. Hãy nêu nguồn gốc sản sinh ra ammonia trong ao nuôi thuỷ sản. Hợp chất này có ảnh hưởng gì đến động vật thuỷ sản?
2. Vi sao ao nuôi mật độ cao thường có hàm lượng ammonia tăng cao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Khí ammonia có nguồn gốc từ chất thải, chất bài tiết của động vật thuỷ sản và từ quá trình phân huỷ các chất thải hữu cơ chứa nitrogen. Những ao nuôi thuỷ sản mật độ cao, sử dụng nhiều thức ăn thường có hàm lượng ammonia cao
2. Vì:
- Ao nuôi mật độ cao có nhiều cá, dẫn đến lượng thức ăn tiêu thụ và chất thải bài tiết cao.
- Chất thải của cá bao gồm thức ăn dư thừa, phân, xác tảo,… là những nguồn cung cấp ammonia cho ao nuôi.
- Ao nuôi mật độ cao thường có lượng oxy hòa tan thấp, hạn chế hoạt động của các vi sinh vật phân hủy ammonia.
- Vi sinh vật phân hủy ammonia cần oxy để chuyển đổi ammonia thành nitrite và nitrate. Khi thiếu oxy, quá trình này diễn ra chậm chạp, dẫn đến tích tụ ammonia trong ao.
- Ao nuôi mật độ cao thường có diện tích mặt nước nhỏ, hạn chế sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài.
- Ammonia là một khí có thể bay hơi, nhưng ao nuôi mật độ cao có diện tích mặt nước nhỏ, hạn chế sự thoát ammonia ra ngoài môi trường.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Hãy nêu yêu cầu về độ mặn của nước nuôi thuỷ sản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐộ mặn trong nước đề cập đến tổng hàm lượng các ion có trong nước, trong đó, thành phần muối NaCl chiếm chủ yếu. Độ mặn thường được thể hiện bằng số gram của chất tan có trong 1 kilogram dung dịch, đơn vị phần nghìn (%0).
Căn cứ vào độ mặn của nước, nước tự nhiên được phân chia thành: nước ngọt (khoảng 0,01 – 0,5 %); nước lợ phát triển quá mức, dẫn đến hàm lượng oxygen và pH trong nước biến động lớn (khoảng 0,5 -30%), nước mặn (khoảng 30 – 40 %) và nước rất mặn (trên 40%).
Cá tra, cá mè trắng là loài hẹp muối, có thể sống sót và sinh trưởng ở độ mặn khoảng từ 0 đến 10 %%, cá rô phí, cá vược và tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối, có khả năng sinh trưởng ở độ mặn từ 0 đến 35 %0. Khi thay đổi độ mặn môi trường nuôi, động vật thuỷ sản cần phải có thời gian để thích nghi.
Để đo độ mặn, người ta có thể sử dụng khúc xạ kế, tỉ trọng kế hoặc các thiết bị đo điện tử.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)