Nội dung lý thuyết
a. Nhiệt độ nước
Động vật thuỷ sản là
+ Động vật biến nhiệt.
+ Thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.
- Nhiệt độ môi trường nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống quan trọng của động vật thuỷ sản.
- Mỗi loài thuỷ sản sẽ có yêu cầu về nhiệt độ môi trường nuôi khác nhau.
- Khi nuôi thuỷ sản cần quan tâm đến nhiệt độ của môi trường nuôi để xác định loài thuỷ sản nuôi phù hợp.
+ Cá rô phi nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30°C.
+ Cá chép nhiệt độ thích hợp từ 23 - 28°C.
b. Độ trong và màu nước
- Độ trong của nước có liên quan đến một số yếu tố như:
+ Các hạt sét lơ lửng.
+ Sự phân tán của sinh vật phù du.
+ Các chất hữu cơ dạng hạt.
- Độ trong của nước tác động đến sự truyền ánh sáng trong nước cũng như sự quang hợp.
- Độ trong thấp:
+ Ngăn cản sự quang hợp của sinh vật phù du.
+ Giảm lượng oxygen trong ao.
- Độ trong quá cao:
+ Sinh vật phù du kém phát triển sẽ hạn chế nguồn thức ăn tự nhiên của động vật thuỷ sản.
- Mỗi loài có yêu cầu về độ trong của nước ao nuôi khác nhau:
+ Các loài cá từ 20 cm đến 30 cm.
+ Tôm từ 30 cm đến 45 cm.
- Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loài thuỷ sản nước ngọt là màu xanh nhạt.
- Đối với các loài thuỷ sản nước lợ, mặn, màu nước nuôi thích hợp là vàng nâu.
- Các màu nước không phù hợp cho nuôi thuỷ sản như:
+ Màu xanh rêu,
+ Màu vàng cam,
+ Màu đỏ gạch.
a. Độ pH
- Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có yêu cầu khác nhau về pH nước.
- pH quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật thuỷ sản.
b. Hàm lượng \(NH_3\)
- \(NH_3\) được hình thành trong quá trình phân giải chất hữu cơ thông qua sự chuyển hóa của nhiều nhóm vi sinh vật.
- Hàm lượng \(NH_3\) cho phép trong nước nuôi thuỷ sản nhỏ hơn 0,5 mg/L.
- Hàm lượng \(NH_3\) cao có thể gây độc hoặc làm chết động vật thuỷ sản.
c. Độ mặn
- Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có yêu cầu khác nhau về độ mặn của nước.
- Độ mặn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thuỷ sản.
- Độ mặn trong nước thích hợp của một số loài động vật:
+ Cá rô phi độ mặn thích hợp từ 0 - 5%.
+ Cá trắm đen độ mặn thích hợp từ 0 - 3%.
d. Oxygen hoà tan
- Là oxygen tồn tại trong nước nuôi thuỷ sản, chủ yếu có nguồn gốc từ oxygen khí quyển.
- Một phần oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản.
→ Cung cấp nhờ quá trình quang hợp của một số nhóm thực vật thuỷ sinh và vi khuẩn lam.
- Hàm lượng oxygen trong nước ao nuôi thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật thuỷ sản.
- Mỗi loài thuỷ sản có yêu cầu về hàm lượng oxygen hoà tan khác nhau.
a. Thực vật thuỷ sinh
- Cung cấp oxygen hoà tan cho nước nhờ quá trình quang hợp.
- Cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thuỷ sản.
- Duy trì ổn định nhiệt độ môi trường nước.
- Hấp thụ một số kim loại nặng làm giảm ô nhiễm nguồn nước.
- Mật độ thực vật thuỷ sinh quá cao sẽ cạnh tranh oxygen hoà tan với động vật thuỷ sản.
- Các thực vật nổi bao phủ bề mặt nước ngăn cản oxygen khí quyển khuếch tán vào nước.
- Cần đảm bảo chủng loại, mật độ thực vật thuỷ sinh phù hợp đối với từng loài động vật thuỷ sản.
b. Sinh vật phù du
- Là những động vật, thực vật sống trôi nổi trong nước.
- Là nguồn thức ăn chính cho các loài thuỷ sản tự nhiên.
→ Đóng vai trò quan trọng trong lưới thức ăn dưới nước.
- Ngoài ra, thực vật phù du đóng vai trò quan trọng trong việc:
+ Ổn định hệ sinh thái môi trường nuôi thuỷ sản.
+ Cung cấp oxygen hoà tan.
+ Làm giảm các chất độc hại trong nước.
+ Ngăn chặn sự phát triển của tảo sợi.
c. Vi sinh vật
- Là nhân tố sinh học rất quan trọng đối với môi trường nuôi thuỷ sản.
- Tồn tại ở mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là ở lớp bùn đáy, nơi có nhiều chất hữu cơ.
- Vi sinh vật có lợi tham gia vào quá trình phân giải thức ăn dư thừa, chất thải của thuỷ sản nuôi.
- Vi sinh vật có hại có thể gây bệnh cho thuỷ sản nuôi.
- Cần có biện pháp làm giảm số lượng vi sinh vật có hại, tăng số lượng vi sinh vật có lợi.
- Một số vi sinh vật có lợi (Bacillus, Lactobacillus,...) tham gia vào quá trình:
+ Phân giải thức ăn dư thừa, chất thải của thủy sản nuôi.
+ Chuyển hóa một số khí độc thành chất không độc.
- Một số loài sinh vật có hại (Clostridium, Desulfovibrio,...) có thể gây bệnh cho thủy sản nuôi.
+ Vi khuẩn kị khí sinh ra khí độc như \(NH_3\), \(H_2S\) trong quá trình trao đổi chất.
+ Sự phát triển quá mức của vi sinh vật hiếu khí có khả năng làm giảm lượng oxygen hòa tan trong nước.
- Cần có biện pháp làm giảm số lượng vi sinh vật có hại, tăng số lượng vi sinh vật có lợi.
- Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong nuôi thuỷ sản.
- Nguồn nước khác nhau sẽ mang những đặc điểm thuỷ lí, thuỷ hoá và thuỷ sinh khác nhau.
- Môi trường nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện tại phân ra hai loại nguồn nước chính là:
+ Môi trường nước ngọt gồm:
+ Môi trường nước biển ven bờ gồm:
- Các nguồn nước khác nhau sẽ phù hợp với việc nuôi những nhóm thuỷ sản khác nhau.
- Tạo ra sự cân bằng động của các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học trong môi trường.
- Việc lưu động của nước cũng giúp cho hệ sinh thái nuôi thuỷ sản duy trì ở trạng thái mở với môi trường bên ngoài.
- Nuôi thuỷ sản trong môi trường nước chảy (sông, suối,...).
+ Dòng nước luôn lưu động một cách tự nhiên dẫn đến các thành phần môi trường thay đổi.
+ Hạn chế của nước chảy là có khả năng làm trôi thức ăn của thủy sản.
- Nuôi thuỷ sản trong môi trường nước đứng (ao, hồ, đầm,...).
+ Nước lưu động chậm và rất dễ bị ô nhiễm.
+ Cần phải hỗ trợ sự lưu động của nước bằng các phương pháp khác nhau như:
- Là tổng hợp các yếu tố vật lí, hoà học và sinh học của đất.
- Mỗi vùng địa lí khác nhau sẽ có các đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau.
- Ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên tới môi trường nuôi thuỷ sản.
- Môi trường nuôi thủy sản có sự liên hệ trực tiếp với đất nên các thành phần trong đất sẽ khuếch tán vào nước.
→Làm thay đổi đặc tính thủy lí, thủy hóa và thủy sinh.
- Là hệ sinh thái mở, chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ bởi các yếu tố thời tiết.
- Mỗi sự thay đổi của các yếu tố đều có tác động đến môi trường nuôi thuỷ sản.
- Sự thay đổi nhiệt độ dẫn tới việc thay đổi về:
+ Tốc độ bốc hơi nước.
+ Nồng độ các chất hòa tan trong nước.
+ Nhiệt độ nước trong môi trường nuôi thủy sản
- Mưa bão ảnh hưởng tới tính lưu động của nước.
- Gió tác động mạnh mẽ đến tính lưu động của nước.
- Mỗi loài động vật thuỷ sản sẽ có những phương thức nuôi khác nhau.
- Mật độ nuôi và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc là những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường.
- Mật độ nuôi phù hợp sẽ đảm bảo sự cân bằng các yếu tố của môi trường.
- Trường hợp nuôi thuỷ sản thâm canh với mật độ lớn sẽ phát sinh tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi.
- Cần phải có những giải pháp để xử lí như bổ sung chế phẩm vi sinh, sục khí, quạt.
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đối tượng nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường.
- Quy trình không phù hợp có thể dẫn đến:
+ Tình trạng dư thừa thức ăn.
+ Đối tượng nuôi bị bệnh hoặc chết không được xử lí.