Nhiệt độ lúc 13 giờ ngày 24/01/2016 tại một số trạm đo được bởi bảng như sau:
Các số chỉ nhiệt độ nêu trên có viết được dưới dạng phân số không?
Nhiệt độ lúc 13 giờ ngày 24/01/2016 tại một số trạm đo được bởi bảng như sau:
Các số chỉ nhiệt độ nêu trên có viết được dưới dạng phân số không?
Viết các số -3; 0,5; \(2\frac{3}{7}\) dưới dạng phân số.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTa có:
\(\begin{array}{l} - 3 = \frac{{ - 3}}{1};\\0,5 = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2};\\2\frac{3}{7} = \frac{{2.7 + 3}}{7} = \frac{{17}}{7}\end{array}\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Các số 21; -12; \(\frac{{ - 7}}{{ - 9}}\); -4,7; -3,05 có là số hữu tỉ không? Vì sao?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{7}{{10}}\) trên trục số.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Biểu diễn số hữu tỉ -0,3 trên trục số.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Quan sát hai điểm biểu diễn các số hữu tỉ \(\frac{5}{4}\) và \(\frac{{ - 5}}{4}\) trên trục số sau:
Nêu nhận xét về khoảng cách từ hai điểm \(\frac{5}{4}\) và \(\frac{{ - 5}}{4}\) đến điểm 0.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHai điểm biểu diễn các số hữu tỉ \(\frac{5}{4}\) và \(\frac{{ - 5}}{4}\) cách gốc 0 một khoảng bằng nhau.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tìm số đối của mỗi số sau: \(\frac{2}{9}; - 0,5\).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
So sánh:
a) \( - \frac{1}{3}\) và \(\frac{{ - 2}}{5}\)
b) 0,125 và 0,13
c) -0,6 và \(\frac{{ - 2}}{3}\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Ta có:
\( - \frac{1}{3} = \frac{{ - 5}}{{15}};\frac{{ - 2}}{5} = \frac{{ - 6}}{{15}}\)
Vì -5 > -6 nên \(\frac{{ - 5}}{{15}} > \frac{{ - 6}}{{15}}\) hay \( - \frac{1}{3}\) > \(\frac{{ - 2}}{5}\)
b) 0,125 < 0,13 vì chữ số hàng phần trăm của 0,125 là 2 nhỏ hơn chữ số hàng phần trăm của 0,13 là 3
c) Ta có:
\(\begin{array}{l} - 0,6 = \frac{{ - 6}}{{10}} = \frac{{ - 3}}{5} = \frac{{ - 9}}{{15}};\\\frac{{ - 2}}{3} = \frac{{ - 10}}{{15}}\end{array}\)
Vì -9 > -10 nên \(\frac{{ - 9}}{{15}} > \frac{{ - 10}}{{15}}\) hay - 0,6 > \(\frac{{ - 2}}{3}\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
So sánh:
a) -3,23 và -3,32
b) \( - \frac{7}{3}\) và -1,25
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Ta có: 3,23 < 3,32 nên -3,23 > -3,32
b) Ta có: \( - \frac{7}{3} = \frac{{ - 28}}{{12}}; - 1,25 = \frac{{ - 125}}{{100}} = \frac{{ - 5}}{4} = \frac{{ - 15}}{{12}}\)
Vì -28 < -15 nên \(\frac{{ - 28}}{{12}} < \frac{{ - 15}}{{12}}\) hay \( - \frac{7}{3}\) < -1,25
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Giả sử hai điểm a, b lần lượt biểu diễn hai số nguyên a,b trên trục số nằm ngang. Với a < b, nêu nhận xét về vị trí của điểm a so với điểm b trên trục số đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b trên trục số
Chú ý: Nhận xét: Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số hữu tỉ nhỏ hơn nằm bên trái điểm biểu diễn số hữu tỉ lớn hơn.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)