Bài 1. Lịch sử là gì?

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

– Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Ví dụ 1: Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này được coi là lịch sử vì đã xảy ra trong quá khứ và có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam.

Ví dụ 2: Hoặc là năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỉ nguyên độc lập của dân tộc đây cũng là sự kiện xảy ra trong quá khứ, có ý nghĩa rất quan trọng với dân tộc ta ngày đó và cả hiện tại. Nên đây cũng được coi là lịch sử.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Quan sát hình ảnh rồng đá, có thể đặt được một số câu hỏi như sau:

+ Con Rồng đá được xây dựng từ khi nào?

+  Ai là người cho xây dựng con Rồng đá đó?

+ Con Rồng đá và nền điện kính Thiên có cùng niên đại không?

+ Con Rồng đá có trải qua lần trùng tu nào không? Nếu có thì đó là những lần nào?

+ Con Rồng đá trước Điện Kính Thiên có giá trị và ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với hiện tại?

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 11)

Hướng dẫn giải

- “Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử”. Em không đồng ý với ý kiến này, bởi vì:

+ Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo và đấu tranh như thế nào để có được đất nước Việt Nam như ngày nay.

+ Học Lịch sử giúp chúng ta vận dụng được những bài học đó nhằm phục vụ hiện tại và tương lại.

Vì vậy học lịch sử là cần thiết cho cuộc sống

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Em không đồng ý với ý kiến này, bởi vì chúng ta cần học lịch sử đề biết nguồn cội, gốc gác của bản thân, cần biết được những hi sinh và cố gắng trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ hàng nghìn đời nay. Từ đó rèn luyện ở giới trẻ, ở thanh thiếu niên một lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ra sức cố gắng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp, vững mạnh hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 12)

Hướng dẫn giải

- Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

- Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.

- Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

- Quá khứ đã qua và không thể quay lại được, chỉ còn nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế, ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh.Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép thành bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình, nhiều mảnh ghép ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 12)

Hướng dẫn giải

-Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

-Ví dụ về tư liệu gốc trong sách giáo khoa:

loading...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải sáng tạo, đấu tranh để có được đất nước như ngày hôm nay.

- Học Lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 14)

Hướng dẫn giải

- Quá khứ đã qua và không thể quay lại, chỉ còn dấu tích của người xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ nhiều dạng khác nhau. Được gọi là nguồn sử liệu hay tư liệu lịch sử.

- Muốn khám phá và tìm hiểu những gì xảy ra trong quá khứ, chúng ta cần dựa vào các nguồn tư liệu đó để phục dựng lại lịch sử. Có nhiều nguồn sử liệu khác nhau như tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết,… Mỗi tư liệu lại cung cấp cho ta những thông tin khác nhau  để phục dựng lại lịch sử.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Em đang sinh sống ở Hà Nội, có  di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hỏa Lò, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với mục đích giam giữ tù nhân và những tội phạm chính trị. Nhà tù Hỏa Lò có diện tích lên đến 12.000 m², nơi đây chính là một trong những nhà tù lớn và kiên cố nhất Đông Dương thời điểm bấy giờ.

Sự kiện lịch sử quan trọng đó là vào tháng 3/1945, hàng trăm chiến sỹ cộng sản đã nắm bắt và lợi dụng thời cơ,  gần trăm tù chính trị "thăng thiên" qua tường thoát ra ngoài, trên 100 tù chính trị đã vượt ngục theo đường cống ngầm. Những ngày sau đó, lính Nhật có nới lỏng hơn, cho người nhà đến thăm tù nhân khá đông, kẻ ra người vào thăm nuôi khá lộn xộn. Lợi dụng tình hình này, tổ chức đã bí mật tuồn những bộ quần áo thường, cho anh chị em tù chính trị cải trang, trà trộn với đoàn người vào thăm nuôi, trốn thoát ra ngoài bằng đường cổng chính. Sau khi thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò, các chiến sỹ cộng sản nhanh chóng trở về các địa phương, khẩn trương tổ chức chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 14)

Hướng dẫn giải

* Lưu ý: HS tự viết đoạn văn về lịch sử ngôi trường mình đang học. Các em có thể tham khảo bài dưới đây: giới thiệu lịch sử trường THCS Hai Bà Trưng (số 295 đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh).

Lịch sử trường THCS Hai Bà Trưng (thành phố Hồ Chí Minh)

- Trường trung học cơ sở Hai Bà Trưng nằm tại số 295 đường Hai Bà trưng, phường 8, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Trường có diện tích 3.551m2, nằm trong tổng thể kiến trúc của nhà thờ Tân Định và Tu viện do dòng tu nữ Phaolo quản lý.

- Trước tháng 4/1975, trường THCS Hai Bà Trưng là một trường tư thục do dòng tu Phaolo quản lý và có tên gọi là Thiên Phước. Sau 30/4/1975 ngôi trường thuộc sự tiếp quản của nhà nước ta bắt đầu từ tháng 6/1976, trường chính thức mang tên Trường THCS Hai Bà Trưng.

- Trong suốt thời gian hơn 100 năm (kể thừ khi thành lập cho tới nay), trường đã đào tạo nhiều nhân tài ưu tú, góp phần cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển cho đất nước. Chính vì thế, trường đã khẳng định được chất lượng giảng dạy và vị thế của mình không chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh mà còn trong ngành giáo dục.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)