Bài 1. Lịch sử là gì?

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 5)

Hướng dẫn giải

Câu thơ của Bác muốn dạy chúng ta phải học, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lại. Biết về quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục I (SGK Cánh Diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) là lịch sử, bởi vì:

+ là sự kiện đã diễn ra trong quá khứ.

+ sự kiện diễn ra này có thời gian, người lãnh đạo, địa điểm và diễn biến rõ ràng

+ có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục I (SGK Cánh Diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Lịch sử và môn Lịch sử:

+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

+ Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục II (SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

- Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, ta thấy kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt.

+ Về sản xuất, canh tác: Từ thời Pháp thuộc, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào sức người là chính thì ngày nay, con người đã biết vận dụng máy móc vào sản xuất.

+Về giao thông: Trong giai đoạn Pháp thuộc, con người đi bộ hoặc sử dụng tàu lửa để đi lại thì bước vào giai đoạn đổi mới, hệ thống giao thông phát triển, cầu đường được xây dựng mới, phương tiện đi lại đa dạng bao gồm xe máy, ô tô...

=> Chúng ta cần phải biết những thay đổi đó bởi vì có như vậy chúng ta mới biết về các giai đoạn phát triển của các sự kiện hiện vật trong từng thời kì lịch sử. Từ đó, thúc đẩy con người ngày càng khám phá, tìm tòi, cải tiến và sáng tạo để ngày càng phát triển hiện đại và văn minh hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục II (SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Sự kiện ngày 02-09-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự kiện này được coi là bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam vì:

+ phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm.

+ lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục II (SGK - Trang 7SGK Cánh Diều - Trang 7)

Hướng dẫn giải

Trả lời :

Lịch sử cung cấp dữ liệu về sự xuất hiện các tổ chức quốc gia, các vấn đề và các giá trị - đó là nguồn lưu trữ dữ liệu quan trọng duy nhất. ... Hơn nữa, học lịch sử giúp chúng ta hiểu về những thay đổi hiện tại và tương lai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đang như thế nào và những nguyên nhân liên quan.

(Trả lời bởi Mẫn Nhi)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 mục III (SGK Cánh Diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

Trả lời :

- Để biết và dựng lại lịch sử, có thể dựa vào các nguồn tư liệu, như: tư liệu truyền miệng; tư liệu chữ viết; tư liệu hiện vật; tư liệu gốc…

+ Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…).

+ Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác.

+ Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.

+ Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó.

(Trả lời bởi Mẫn Nhi)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 2 mục III (SGK Cánh Diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

- Hình 1.8. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là tư liệu truyền miệng.

- Hình 1.9 là tư liệu hiện vật.

- Hình 1.10 là tư liệu chữ viết.

- Hình 1.11 là tư liệu hiện vật.

Trong các loại tư liệu trên, tư liêu trên, thì Thạp đồng Đào Thịnh (H 1.9) Và Sắc lệnh của chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong cho ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (H 1.1.1)

(Trả lời bởi Mẫn Nhi)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 mục III (SGK Cánh Diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

- Tư liệu truyền miệng nếu khai thác đúng cách, có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị.

- Tư liệu hiện vật có thể bổ sung hoặc kiểm chứng tính đúng đắn của các tư liệu chữ viết.

- Tư liệu chữ viết cung cấp nguồn sử liệu quý về các sự kiện lịch sử.

- Tư liệu gốc là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất, xác thực nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

- Khái niệm về lịch sử:

+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

+ Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Khái niệm môn Lịch sử: là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

- Để biết và dựng lại lịch sử ta căn cứ vào các tư liệu bao gồm: tư liệu truyền miệng, hiện vật và chữ viết.

(Trả lời bởi Trần Thị Minh Duyên)
Thảo luận (3)