Bài 1. Ester - Lipid

Thảo luận 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 8)

Hướng dẫn giải

Acid béo là carboxylic acid đơn chức. Hầu hết chúng có mạch carbon dài (thường từ 12 đến 24 nguyên tử carbon), không phân nhánh và có số nguyên tử carbon chẵn. Gốc hydrocarbon trong phân tử acid béo có thể là gốc no (acid béo bão hoà) hoặc không no chứa một hay nhiều liên kết đôi >C=C< (acid béo không bão hoà).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 8)

Hướng dẫn giải

Linoleic acid trong Bảng 1.2 thuộc nhóm omega-6.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 6)

Hướng dẫn giải

Các ester có cùng công thức phân tử C4H8O2:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 7)

Hướng dẫn giải

Sulfuric acid đặc trong phản ứng ester hóa đảm nhận hai vai trò:

+ Chất xúc tác, giúp phản ứng diễn ra nhanh hơn.

+ Hút nước làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tăng hiệu suất tạo ester.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 6)

Hướng dẫn giải

Các chất trên đều có khối lượng phân tử tương đương, do đó nhiệt độ sôi của các chất được xếp theo chiều tăng dần: methyl formate, ethyl alcohol, acetic acid.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 6)

Thảo luận 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 5)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 5)

Hướng dẫn giải

1) Ester

- Khi thay nhóm OH trong nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm OR' thì được ester. Trong đó, R' là gốc hydrocarbon. Ví dụ: methyl fomate (HCOOCH3).

- Tính chất vật lí:

+ Ester có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon hoặc có khối lượng phân tử tương đương.

+ Ester là những chất lỏng hoặc rắn ở điểu kiện thường, hầu hết nhẹ hơn nước, thường ít tan trong nước. Một số ester có mùi thơm của hoa, quả chín.

- Tính chất hóa học: Phản ứng hoá học đặc trưng của ester là phản ứng thuỷ phân.

+ Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid như HCl, H2SO4,...

+ Ester cũng bị thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch kiềm như NaOH, KOH,...

- Ứng dụng: Nhiều ester được dùng làm dung môi, methyl methacrylate dùng để sản xuất răng giả, kính áp tròng, xi măng sinh học trong chấn thương chỉnh hình,... một số ester được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,...

2) Lipid

- Lipid bao gồm chất béo, sáp, steroid, phospholipid,... Chất béo là triester của glycerol với các acid béo.

- Tính chất vật lí:

+ Chất béo đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi không phân cực như benzene, ether,... Do có khối lượng phân tử lớn nên chất béo thường có nhiệt độ sôi cao.

+ Ở nhiệt độ thường, chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thường ở thể lỏng (có nhiều trong dấu thực vật), chất béo chứa nhiều gốc acid béo no thường ở thể rắn (có nhiều trong mỡ động vật).

- Tính chất hóa học:

+ Phản ứng hóa học đặc trưng của chất béo là phản ứng thủy phân.

+ Chất béo chứa gốc acid béo không no có phản ứng hydrogen hóa và bị oxi hóa chậm bởi oxygen trong không khí.

- Ứng dụng: Trong cơ thể chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 6)

Hướng dẫn giải

Ester CH3COOC2H5 được tạo bởi acetic acid (CH3COOH) và ethanol (C2H5OH).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thảo luận 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 7)

Hướng dẫn giải

Một số đặc điểm khác nhau của phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid và phản ứng xà phóng hoá ester:

 

Thuỷ phân ester trong môi trường acid

Phản ứng xà phóng hoá ester

Phương trình tổng quát

  

Môi trường phản ứng

Acid

Base

Chiều phản ứng

Phản ứng thuận nghịch

Phản ứng một chiều

Sản phẩm

Carboylic acid và alcohol

Muối của carboxylic acid và alcohol

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)