Bài 1. Đường tròn

Khám phá 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Nhận xét: Khoảng cách từ một điểm M tùy ý trên đường cong vừa vẽ đến điểm O không thay đổi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 76)

Hướng dẫn giải

a)

i) O là trung điểm của đoạn thẳng AA’ vì trong đường tròn (O;R): Hai điểm A và A’ đều cách điểm O một khoảng bằng R.

ii) Điểm B’ nằm đối xứng với B qua điểm O.

Điểm B’ cũng thuộc đường tròn (O;R) vì B nằm cách O một khoảng R nên B’ nằm cách O một khoảng R suy ra OB = OB’.

b) Điểm M’ cũng thuộc đường tròn (O;R) vì M’ là điểm đối xứng với M qua trung trực d.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Tâm đối xứng của bánh xe là trục ở giữa. (Đường tròn có 1 tâm đối xứng)

Trục đối xứng của bánh xe là đường thẳng đi qua trục ở giữa (Đường tròn có vô số tâm đối xứng).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Vẽ một trục đối xứng đi qua tâm O để chia bánh thành 2 phần bằng nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 77)

Hướng dẫn giải

a) AB = AO + OB = R + R = 2R.

b) Ta có OM + ON = 2R > MN

Suy ra MN < AB.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Trong đường tròn (I), đường kính AB, CD nên AB = CD.

EF là dây cung không đi qua I. Suy ra EF < AB = CD.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Trong ba dây trên, dây EF đi qua tâm vì EF là dây lớn nhất trong 3 dây và bằng 2 lần bán kính (EF = 2R).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 78)

Hướng dẫn giải

a) Không có điểm chung

b) Không có điểm chung

c) Một điểm chung M

d) Một điểm chung M

e) Hai điểm chung M và N.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Trường hợp 1: (O;R) và (O’;R’) không có điểm chung (Hình 15).

Hình 15a: OO’ > R + R’ ; OO’ > R – R’

Hình 15b: OO’ > R + R’; OO’ < R – R’

Trường hợp 2: (O;R) và (O’;R’) chỉ có 1 điểm chung (Hình 16).

Hình 16a: OO’ = R + R’ ; OO’ > R – R’

Hình 16b: OO’ < R + R’; OO’ = R – R’

Trường hợp 3: (O;R) và (O’;R’) có đúng 2 điểm chung (Hình 17).

OO’ < R + R’ ; OO’ > R – R’.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 80)

Hướng dẫn giải

a) Ta có 5 = 3 + 2 nên IJ = R + R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) tiếp xúc ngoài.

b) Ta có 4 = 11 – 7 nên IJ = R - R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) tiếp xúc trong.

c) Ta có 9 – 4 < 6 < 9 + 4 nên R - R’ < IJ < R + R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) cắt nhau.

d) Ta có 10 > 4 + 1 nên IJ > R - R’, suy ra hai đường tròn (I;R) và (J;R’) ở ngoài nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)