a) Cho đường tròn (O;R).
i) Lấy điểm A nằm trên đường tròn. Vẽ đường thẳng AO cắt đường tròn tại điểm A’ khác A. Giải thích tại sao O là trung điểm của đoạn thẳng AA’.
ii) Lấy điểm B khác A thuộc đường tròn (O;R). Tìm điểm B’ sao cho O trung điểm của đoạn thẳng BB’. Điểm B’ có thuộc đường tròn (O;R) không? Giải thích.
b) Cho đường tròn (O;R), d là đường thẳng đi qua tâm O. Lấy điểm M nằm trên đường tròn. Vẽ điểm M’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’ (khi M thuộc d thì lấy M’ trùng với M). Điểm M’ có thuộc đường tròn (O;R) không? Giải thích.
a)
i) O là trung điểm của đoạn thẳng AA’ vì trong đường tròn (O;R): Hai điểm A và A’ đều cách điểm O một khoảng bằng R.
ii) Điểm B’ nằm đối xứng với B qua điểm O.
Điểm B’ cũng thuộc đường tròn (O;R) vì B nằm cách O một khoảng R nên B’ nằm cách O một khoảng R suy ra OB = OB’.
b) Điểm M’ cũng thuộc đường tròn (O;R) vì M’ là điểm đối xứng với M qua trung trực d.