Xem lại năm bài học ở học kì 1, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau:
Bài | Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nội dung | Hình thức | ||||
|
|
|
|
|
|
Xem lại năm bài học ở học kì 1, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau:
Bài | Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nội dung | Hình thức | ||||
|
|
|
|
|
|
Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu sau:
Thể loại | Những điểm giống nhau | Những điểm khác nhau |
Hài kịch |
|
|
Truyện cười |
| |
Thơ trào phúng |
|
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thể loại
Những điểm giống nhau
Những điểm khác nhau
Hài kịch
- Hướng vào sự cười nhạo những cái xấu xa, lố bịch, lạc hậu,… đối lập với các chuẩn mực về cái tốt, cái đẹp.
- Nhân vật thường có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đáng phê phán: hà tiện, tham lam, khoe mẽ,…
Có nhiều hình thức xung đột, thường sử dụng các thủ pháp trào phúng: tạo tình huống kịch, cải trang; dùng điệu bộ gây cười;…
Truyện cười
Dung lượng nhỏ, còn nhằm mục đích giải trí. Cốt truyện tập trung vào các yếu tố gây cười. Ngôn ngữ dân dã, nhiều ẩn ý.
Thơ trào phúng
Thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.
Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
* Giống nhau:
- Có hệ thống quy tắc phức tạp: luật, niêm, vần, đối và bố cục.
- Về hình thức: Mỗi câu đều có 7 chữ.
* Khác nhau:
- Thơ thất ngôn bát cú:
+ Có 8 câu thơ
+ Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
+ Bố cục được triển khai là đề, thực, luận, kết
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt:
+ Có 4 câu thơ
+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
+ Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì 1:
STT | Nội dung tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững | Dạng bài tập thực hành |
|
|
|
|
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
STT
Nội dung tiếng Việt
Khái niệm cần nắm vững
Dạng bài tập thực hành
1
Biệt ngữ xã hội
Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.
Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng.
2
Biện pháp tu từ đảo ngữ
Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).
Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng.
3
Từ tượng hình và từ tượng thanh
- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.
Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng.
4
Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
- Đoạn văn diễn dịch: đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.
- Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.
- Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.
- Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.
Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn..
5
Từ Hán Việt
Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt và một bộ phận các từ phức ít nhiều gây khó hiểu. Nhóm từ gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt.
Chỉ ra các yếu tố Hán Việt và giải nghĩa.
6
Sắc thái nghĩa của từ
Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nhắc đến.
Phân biệt sắc thái nghĩa của từ.
7
Câu hỏi tu từ
Là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,…
- Chỉ ra câu hỏi tu từ.
- Chuyển câu sang câu hỏi tu từ.
8
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.
- Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ trong câu và từ ngữ cảnh sử dụng câu.
Xác định nghĩa hàm ẩn của câu.
Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và đề tài đã thực hành trong học kì 1 theo bảng gợi ý sau:
STT | Kiểu bài viết | Yêu cầu của kiểu bài | Đề tài đã thực hành viết |
|
|
|
|
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
STT
Kiểu bài viết
Yêu cầu của kiểu bài
Đề tài đã thực hành viết
1
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa.
- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).
- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).
- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.
- Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) đáng nhớ nhất.
2
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.
- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.
- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…).
- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.
Phân tích bài thơ “Thu điếu” Nguyễn Khuyến.
3
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)
- Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến.
- Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.
- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.
- Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
Trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước.
4
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.
- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.
- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.
- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
Phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh.
5
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Nêu được vấn đề nghị luận.
- Làm rõ vấn đề nghị luận (giải thích vấn đề đời sống được bàn luận).
- Trình bày được ý kiến phê phán của người viết, nêu rõ lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở.
- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.
Nghị luận về lối sống ích kỉ
Nêu những điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe ở năm bài học trong học kì 1.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
Điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe:
- Trước khi nói
- Trình bày bài nói
- Sau khi nói
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)