À ơi tay mẹ

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

- Hình ảnh thể hiện “phép nhiệm màu” của bàn tay mẹ là

+ Bàn tay mẹ chắn mưa xa

+ Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng

- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ

+ Bàn tay mẹ thức một đời

+ Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

+ Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

+ Ru cho chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

+ À ơi... mẹ chẳng một câu ru mình

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ như: Trăng vàng, trăng, Mặt Trời bé con

- Người mẹ gọi con bằng những hình ảnh đẹp đẽ, vĩnh cửu, luôn tỏa sáng như để thể hiện với bà người con chính là tình yêu là lẽ sống, ánh sáng của cuộc đời mẹ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Từ “À ơi” được lặp lại nhiều lần khiến cho câu thơ ngọt ngào, dịu dàng như một bài hát du, làm cho nhịp điệu bài thơ da diết, đầy cảm xúc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Phép nhiệm màu là những điều phi thường, lớn lao những người mẹ với tình yêu thương con đức hi sinh cao thượng đã chịu đựng biết bao lam lũ vất vả để có thể lo lắng, che chở cho con mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh “bàn tay mẹ” tượng trưng cho những vất vả, lo toan đồng thời cũng bàn tay đó tượng trưng cho tình yêu vô bờ, âu yếm con mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

- Em thích nhất khổ thơ thứ 3.

- Vì ở khổ thơ đó tình yêu thương mẹ dành cho con được thể hiện rất sâu sắc. Dù sau này “bể có cạn” “non có mòn”  có muôn vàn khó khăn, thử thách, thì mẹ vẫn luôn bên cạnh dõi theo từng bước chân của con

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)