$2. Hàm số bậc hai, Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng

Khởi động (SGK Cánh Diều trang 39)

Hướng dẫn giải

Hàm số có đồ thị là một hình parabol, bề lõm quay xuống dưới.

Hình ảnh hình học có tính đối xứng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều trang 39)

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

\(\begin{array}{l}y =  - 0,00188{\left( {x - 251,5} \right)^2} + 118\\y =  - 0,00188.\left( {{x^2} - 503x + 63252,25} \right) + 118\\y =  - 0,00188{x^2} + 0,94564x - 118,91423 + 118\\y =  - 0,00188{x^2} + 0,94564x - 0,91423\end{array}\)

b) Bậc của đa thức là 2

c) Hệ số của \({x^2}\) là -0,00188

Hệ số của x là 0,94564

Hệ số tự do là -0,91423

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều trang 39)

Hướng dẫn giải

Ví dụ 1: \(y = 2{x^2} - x - 1\)

Ví dụ 2: \(y =  - 3{x^2} + 1\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều trang 39-42)

Hướng dẫn giải

a) Thay \(x =  - 3\) vào hàm số ta được:

\(y = {\left( { - 3} \right)^2} + 2.\left( { - 3} \right) - 3 = 0\). Điền 0 vào ô tương ứng.

Thay \(x =  - 2\) vào hàm số ta được:

\(y = {\left( { - 2} \right)^2} + 2.\left( { - 2} \right) - 3 =  - 3\). Điền \( - 3\) vào ô tương ứng.

Thay \(x =  - 1\) vào hàm số ta được:

\(y = {\left( { - 1} \right)^2} + 2.\left( { - 1} \right) - 3 =  - 4\). Điền \( - 4\) vào ô tương ứng.

Thay \(x = 0\) vào hàm số ta được:

\(y =  - 3\). Điền \( - 3\) vào ô tương ứng.

Thay \(x = 1\) vào hàm số ta được:

\(y = {\left( 1 \right)^2} + 2.\left( 1 \right) - 3 = 0\). Điền 0 vào ô tương ứng.

Vậy ta có:

b) Các điểm có trong hình 11.

c) Đường cong đi qua 5 điểm là parabol trong hình 11.

d) Từ đồ thị ta thấy điểm thấp nhất là điểm C(-4;-1)

Phương trình trục đối xứng là x=-1

Đồ thị có bề lõm lên trên.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Cánh Diều trang 39-42)

Hướng dẫn giải

a) \(x=-1\Rightarrow y=0\\ x=0\Rightarrow y=3\\ x=1\Rightarrow y=4\\ x=2\Rightarrow y=3\\ x=3\Rightarrow y=0\)

Lần lượt là: A(-1;0), B(0;3), I(1;4), C(2;3), D(3;0)

 

b) Vẽ đồ thị:

 

 c) Điểm cao nhất là điểm I(1;4)

Phương trình trục đối xứng là đường thẳng x=1.

Đồ thị hàm số đó quay bề lõm xuống dưới.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều trang 39-42)

Hướng dẫn giải

a) Đồ thị hàm số có đỉnh \(I\left( {2; - 7} \right)\)

Trục đối xứng là x=2

Giao điểm của parabol với trục tung là (0;-3)

Điểm đối xứng với điểm (0;-3) qua trục đối xứng x=2 là (4;-3)

Vẽ parabol đi qua các điểm được xác định ở trên, ta nhận được đồ thị hàm số:

b) Đồ thị hàm số có đỉnh \(I\left( { - 1;0} \right)\)

Trục đối xứng là x=-1

Giao điểm của parabol với trục tung là (0;1)

Giao điểm của parabol với trục hoành là (-1;0)

Điểm đối xứng với điểm (0;1) qua trục đối xứng x=-1 là (-2;1)

Vẽ parabol đi qua các điểm được xác định ở trên, ta nhận được đồ thị hàm số:

c) Đồ thị hàm số có đỉnh \(I\left( {0; - 2} \right)\)

Trục đối xứng là x=0

Giao điểm của parabol với trục tung là (0;-2)

Cho x=1=>y=-3

=> Điểm A(1;-3) thuộc đồ thị.

Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x=0 là điểm B(-1;-3).

Vẽ parabol đi qua các điểm được xác định ở trên, ta nhận được đồ thị hàm số:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Cánh Diều trang 39-42)

Hướng dẫn giải

a) Từ đồ thị ta thấy đồ thị hàm số đi lên trong khoảng \(\left( { - 1; + \infty } \right)\) nên hàm số đồng biến trong khoảng \(\left( { - 1; + \infty } \right)\). Trong khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)  thì hàm số nghich biến.

Bảng biến thiên:

b) Từ đồ thị ta thấy đồ thị hàm số đi lên trong khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) nên hàm số đồng biến trong khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\). Trong khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\)  thì hàm số nghịch biến.

Bảng biến thiên:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Vận dụng 3 (SGK Cánh Diều trang 39-42)

Hướng dẫn giải

a) Hệ số \(a = 1 > 0,b =  - 3 \Rightarrow \frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{3}{2}\)

Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{3}{2}} \right)\) và đồng biến trên \(\left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\)

b) Ta có \(a =  - 2 < 0,b = 0\)

\( \Rightarrow  - \frac{b}{{2a}} = 0\)

Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Vận dụng 4 (SGK Cánh Diều trang 43,44)

Hướng dẫn giải

- Cách 1:

Hàm số biểu diễn đồ thị \(y =  - 0,00188{\left( {x - 251,5} \right)^2} + 118\)

\(\begin{array}{l}{\left( {x - 251,5} \right)^2} \ge 0\\ \Leftrightarrow  - 0,00188{\left( {x - 251,5} \right)^2} \le 0\\ \Leftrightarrow  - 0,00188{\left( {x - 251,5} \right)^2} + 118 \le 118\end{array}\)

Khi đó độ cao y (m) của một điểm thuộc vòng cung thành cầu cảng Sydney đạt giá trị lớn nhất là \(y = 118\left( m \right)\)

- Cách 2: 

Ta có phương trình thành cầu: \(y =  – 0,00188(x – 251,5)^2 + 118\)

\( \Leftrightarrow  y = – 0,00188x^2 + 0,94564x – 0,91423\), là hàm số bậc hai. 

Vì a = – 0,00188 < 0 nên đồ thị hàm số trên có bề lõm hướng xuống dưới hay đỉnh I của đồ thị là điểm cao nhất, vậy giá trị lớn nhất cần tìm chính là tung độ của đỉnh I. 

Ta có: \(b = 0,94564, c = – 0,91423\)

\( x_I = \frac{-b}{2a}= \frac{-0,94564}{2. (-0,00188)}=251,5 \Rightarrow y_I =  – 0,00188(x_I – 251,5)^2 + 118 =118.\)

Vậy độ cao lớn nhất cần tìm là 118 m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 43)

Hướng dẫn giải

a) Hàm số \(y =  - 3{x^2}\) là hàm số bậc hai.

\(y =  - 3.{x^2} + 0.x + 0\)

Hệ số \(a =  - 3,b = 0,c = 0\).

b) Hàm số \(y = 2x\left( {{x^2} - 6x + 1} \right)\)\( \Leftrightarrow y = 2{x^3} - 12{x^2} + 2x\) có số mũ cao nhất là 3 nên không là hàm số bậc hai.

c) Hàm số \(y = 4x\left( {2x - 5} \right)\)\( \Leftrightarrow y = 8{x^2} - 20x\) có số mũ cao nhất là 2 nên là hàm số bậc hai.

Hệ số \(a = 8,b =  - 20,c = 0\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)