Câu 1 (1 điểm): Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
Câu 2 (3 điểm): Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó.
a. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ !
(Em bé thông minh, Truyện cổ tích)
c. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.
(Sự tích Hồ Gươm, Truyền thuyết)
Câu 3 (2 điểm): Đặt 4 câu cầu khiến có sử dụng bốn từ cầu khiến khác nhau.
Câu 4 (4 điểm): Viết một đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” – Hồ Chí Minh. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cầu khiến và một từ địa phương. (gạch chân, chỉ rõ từ địa phương và câu cầu khiến)
Tìm các biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau giải thích ý nghĩa của các câu nói đó:
a)Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
-Bác trai đã khá rồi chứ?
b)Nó (rùa vàng) đứng nổi tên mặt nước và nói:`xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân`
Phân tích sắc thái tình cảm của những câu cầu khiến sau:
a, Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
- Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ!
- Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ!
b, Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
Chỉ ra biện pháp nói giảm nói tránh và nêu tác dụng trong các câu sau :
a) Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương
b) Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi !
c) Bà lão láng giềng lật đật chạy sang :
- Bác trai đã khá rồi chứ
d) Rùa Vàng đứng nổi trên mặt nước và nói :
- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân
Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa 5 kiểu câu đã học ( ở đặc điểm hình thức và chức năng ). Mỗi ý cho 1 VD. 5 kiểu câu đã học:
+ Câu nghi vấn
+Câu cầu khiến
+Câu cảm thán
+Câu phủ định
+ Câu trần thuật
Trong bài thơ ngắm trăng phiên âm và dịch thơ : hãy tìm câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật và câu phủ định
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau đây: Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19. Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock, người sáng chế máy “ATM gạo” cho biết: Ý tưởng sáng chế máy “ATM gạo” bắt nguồn từ việc nhận thấy trong mùa dịch Covid-19 có nhiều người muốn tặng nhu yếu phẩm cho người nghèo, nhưng nếu phát thủ công và tập trung đông người thì rất dễ xảy ra việc lây lan dịch bệnh. Vì vậy, ông cùng nhóm nhân viên đã tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo ra chiếc máy phát gạo tự động này với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn của những người lao động nghèo trên địa bàn thành phố… Chính thức vận hành từ đầu tháng 4/2020, hàng trăm tấn gạo miễn phí đã được cấp phát tự động cho người lao động nghèo tại cây “ATM gạo” hoạt động 24/24, không chỉ thể hiện đạo nghĩa “lá lành đùm lá rách”, tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn của cộng đồng với những người lao động nghèo, khó khăn ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19; mà còn cho thấy sự năng động, sáng tạo của cư dân TP.HCM, thành phố mang tên Bác - thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
( Theo An Hiếu – báo ảnh “ Dân tộc và miền núi”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Câu văn “Vì vậy, ông cùng nhóm nhân viên đã tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo ra chiếc máy phát gạo tự động này với mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn của những người lao động nghèo trên địa bàn thành phố” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
Câu 3: Từ đoạn trích trên, em hãy cho biết: Cây ATM gạo thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?
Khi viết câu cầu khiến được kết thúc bằng những dấu gì?Cho VD ?