- Trước phản ứng: có 4 liên kết C – H và 1 liên kết Cl – Cl
- Sau phản ứng: Có 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl, 1 liên kết H - Cl
- Trước phản ứng: có 4 liên kết C – H và 1 liên kết Cl – Cl
- Sau phản ứng: Có 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl, 1 liên kết H - Cl
Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
H-H(g) + F-F(g) -> 2H-F(g)
Tính năng lượng cần để phá vỡ các liên kết trong H2, F2 và năng lượng tỏa ra (theo kJ) khi hình thành liên kết trong HF cho phản ứng trên.
Dựa vào năng lượng liên kết, tính ${\Delta _r},H_{298}^0$ các phản ứng sau:
a) Các phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol mỗi chất C2H4, C2H6, H2 ở thể khí.
b) F2(g) + H2O(g) → 2HF(g) + ½ O2(g)
Dự đoán các phản ứng trên là thuận lợi hay không thuận lợi.
Xác định dấu của ${\Delta _r},H_{298}^0$ trong các phản ứng được thể hiện trong hai hình dưới đây:
Tính ${\Delta _r},H_{298}^0$ cho phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết.
CH4(g) + X2(g) → CH3X(g) + HX(g)
Với X = F, Cl, Br, I. Liên hệ giữa mức độ phản ứng (dựa theo ${\Delta _r},H_{298}^0$) với tính phi kim (F > Cl > Br > I). Tra các giá trị năng lượng liên kết của Phụ lục 2, trang 118.
Tính ${\Delta _r},H_{298}^0$các phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol mỗi chất C2H4(g), C2H6(g), CO(g). Biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.
Phản ứng quang hợp là phản ứng thu năng lượng dưới dạng ánh sáng:
6nCO2(g) + 6nH2O(l) → (C6H12O6)n(s) + 6nO2(g)
Hãy tính xem cần phải cung cấp bao nhiêu năng lượng dưới dạng ánh sáng cho phản ứng quang hợp để tạo thành 1 mol glucose C6H12O6(s), biết enthalpy tạo thành chuẩn của chất này là -1271,1 kJ.mol-1. Biến thiến enthalpy tạo thành chuẩn của các chất khác tra ở phụ lục 3, trang 119.
Cho phản ứng:
CH4(g) + H2O(l) → CO(g) + 3H2(g) ${\Delta _r},H_{298}^0$= 250 kJ.
Ở điều kiện chuẩn, để thu được 1 gam H2, phản ứng này cần hấp thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu.
CaSO4 là thành phần chính của thạch cao. Biết rằng
CaSO4(s) → CaO(s) + SO2(g) + O2(g) có ${\Delta _r},H_{298}^0$ = 1000,6 kJ.
a) Phản ứng này thuận lợi hay không thuận lợi?
b) Giải thích vì sao trong xây dựng, người ta sử dụng thạch cao để chế tạo các tấm vật liệu chịu nhiệt, chống cháy
Cho hai phản ứng đốt cháy:
(1) C(s) + O2(g) → CO2(g) ${\Delta _r},H_{298}^0$ = -393,5 kJ
(2) 2Al(s) + 3/2 O2(g) → Al2O3(s) ${\Delta _r},H_{298}^0$ = -1675,7 kJ
Với cùng một khối lượng C và Al, chất nào khi đốt cháy tỏa ra nhiều nhiệt hơn?