Xã hội :
Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng. Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất cũa lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại v.v..., có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Họ lận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô cho lãnh chúa. Mức tô thường rất nặng. ) khi tới 1/2 số sản phẩm thu được. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản v.v... Tuy vậy, nông nô vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, nông cụ và gia súc... nên họ đã quan tâm đến sản xuất.
Kinh tế :
Tự nhiên, đóng kín, mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một vua, có quân đội, toà án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khoá, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa
Chính trị :
Trong các lãnh địa, các lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tàng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Không những thế, họ còn đối xử với nông nô hết sức tàn nhẫn. Vì vậy, nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa.
Cảm phiền không ném đá , đáp gạch nha Ngọc Anh Đinh