Ôn tập lịch sử lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Thị Mai Anh

Xã hội phong kiến Tây ÂU ?

Phương Dung
23 tháng 12 2020 lúc 18:53

a. Sự hình thành

- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

+ Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa (lâu đài, dinh thự, nhà kho, chuồng trại, có hào sâu, tường bao quanh tạo thành những pháo đài kiên cố) và đất khẩu phần (ở xung quanh pháo đài, giao cho nông nô cày cấy và thu thuế).

+ Người sản xuất chính là nông nô: Gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa; Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng. Nếu bỏ trốn sẽ bị trừng phạt nặng. Họ được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc => quan tâm đến sản xuất.

- Lãnh địa là đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

b. Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

- Kỹ thuật canh tác tiến bộ: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo, …

- Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

- Kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, chỉ mua muối và sắt – sản phẩm nông nô không tự làm ra được, ngoài ra không trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập (lãnh chúa cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa cân đong đo lường riêng), chế độ phong kiến phân quyền, nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn.

- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp năm 1358.


Các câu hỏi tương tự
Ngọc Anh Đinh
Xem chi tiết
Lương Công Thành
Xem chi tiết
Hiệp Trương
Xem chi tiết
Ngô Thị Mai Anh
Xem chi tiết
người vô hình
Xem chi tiết
lê ngọc dung
Xem chi tiết
Đỗ Hương Giang
Xem chi tiết
Châu Anh Nguyễn
Xem chi tiết
An Ho
Xem chi tiết