Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cà Tím nhỏ

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu

Huỳnh lê thảo vy
2 tháng 8 2019 lúc 16:38

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực với những tác phẩm hay, phản ánh chân thực được hình ảnh của người nông dân trong xã hội cũ, và với tác phẩm “Tắt đèn”, đặc biệt là đoạn trích “tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu đã hiện lên với tất cả những vẻ đẹp và phẩm chất quý báu của người nông dân lúc bấy giờ. Tác phẩm ra đời trong giai đoạn 1930-1945, nhân vật trung tâm là chị Dậu, gia đình chị thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Trong hoàn cảnh như vậy, chị phải dứt ruột lựa chọn bán đi gánh khoai, cái ổ chó và bán đứa con gái nhỏ mới 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế để đổi lấy tiền nộp suất sưu thuế cho anh Dậu, chồng chị. Tuy vậy, do thiếu một suất sưu của người em chồng mới chết năm ngoái mà anh Dậu vẫn bị trói ngoài sân đình đánh đập, hành hạ một cách dã man. Bọn cường hào đem anh Dậu đang bị ốm về để trả cho chị Dậu, thương chồng , chị được hàng xóm cho bát gạo để nấu cháo cho anh Dậu, nhưng chưa kịp ăn thì bọn tay sai nhà lý tưởng kéo đến, đòi chị nộp sưu, đánh chị và đòi bắt anh Dậu. Không thể nhẫn nhịn được nữa, chị Dậu đã vùng lên và đáp trả lại bọn quân tài, tay sai. Có thể thấy, hàng loạt những gánh nặng đã đổ lên vai của người đàn bà một mình gánh vác gia đình, thế nhưng xuất phát từ hành động tức nước vỡ bờ ấy, vẻ đẹp của chị Dậu lại được nổi bật lên. Trước hết, chị là một người phụ nữ yêu thương gia đình, chồng con. Khi anh Dậu bị ốm nặng, chị tìm mọi cách để cứu chữ cho chồng, vay gạo hàng xóm, giữa cơn nguy kịch hay tiếng trống thúc, chị vẫn dịu dàng, khuyên nhủ chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" rồi "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã cho thấy sự yêu thương và hết lòng của người vợ dành cho chồng. Là một người mẹ, chị cũng đau đớn, dứt ruột khi phải bán đi đứa con nhỏ bé của mình, nhưng nếu không bán thì lấy tiền đâu mà nộp sưu, lấy đâu ra tiền để anh Dậu được sông? Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy người đàn bà vào những lựa chọn đau đớn ấy, thế nhưng chị vẫn hiện lên như một ánh sáng về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh cao cả. Không chỉ có thể, chị Dậu còn là một người phụ nữ, địa diện cho hình ảnh người nông dân biết đứng lên phản kháng, đấu tranh cho cuộc sống của chính mình. Bọn tay sai nhà lý trưởng tiến vào nhà với đầy những dây sắt, roi song, dù vậy, chị vẫn tha thiết khẩn cầu bằng một thái độ nhẫn nhui "Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất". Cách xưng hô thể hiện chị đã chịu hạ thấp mình xuống để đổi lấy sự an ổn cho anh Dậu và gia đình, thế nhưng tên cai lệ không hề rủ lòng thương mà chửi mắng chị, tiến tới định trói anh Dậu, ngay khi ấy, người đàn bà đã "xám mặt" và vội vàng đỡ lấy tay hắn , cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho". Nhưng chị càng van xin thì bọn tay sai càng lấn tới, chúng thậm chí còn đánh đập chị. Dường như đã đến lúc chị không chịu đựng được nữa mà phải cự lại bằng lý lẽ “ "chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ" thế nhưng lại nhận lại bằng một cái tát của bọn cai lệ, con giun xéo mãi cũng quằn, cuối cùng chị đã vùng dậy, nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem", nối tiếp đó là một loạt các hành động “xử lý” bọn cai lệ. Sự thay đổi cách xưng hô đã thể hiện được sự tức giận của người phụ nữ khi bị chạm đến mức giới hạn cuối cùng của sự nhẫn nhịn. Và đến lúc đó, họ sẵn sàng vùng lên để đấu tranh giành lại quyền sống cho chính mình. Như vậy, thông qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã không chỉ làm hiện lên những vẻ đẹp của nhân vật mà còn cất lên tiếng nói tố cáo xã hội thực dân lúc bấy giờ đã đẩy người nông dân vào đường cùng, vùi dập sự sống của họ để rồi họ phải vùng lên, đòi lại quyền của chính mình. Nhân vật chị Dậu vẫn sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc với những phẩm chất quý giá như vậy.

Huệ Phạm
7 tháng 10 2018 lúc 21:55

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Hà Phương Trần
24 tháng 10 2018 lúc 20:13

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

minh nguyet
1 tháng 8 2019 lúc 22:57

Tham khảo:

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. Trong tác phẩm của ông, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân với những phẩm chất quý báu. Đó là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn”. Đặc biệt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách của chị Dậu. Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng. Anh Dậu mới được trả về nhà trong tình trạng đau đớn hoảng sợ vì bị bọn lí trưởng cường hào đánh đập dã man. Đón chồng trở về trong tình cảnh ấy, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bị trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới. Trong hoàn cảnh ấy, người phụ nữ nhỏ bé, yếu mềm đã trở thành trụ cột của cả gia đình.Bên cạnh đó, chị Dậu còn là một người phụ nữ dũng cảm chống lại áp bức bất công. Ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ tên cai lệ để hăn tha cho anh Dậu,thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Khi chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt vì tức giận những vẫn cố gắng chịu đừng, níu tay tên cai lệ, tiếp tục van xin. Nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”,chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa khi tên cai lệ đấm vào ngực chị và sấn đến chỗ anh Dậu, chị đã lớn tiếng cảnh báo hắn: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chúng cho hả giận. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi. Diễn biến tâm trạng và hành động của chị Dậu phản ánh quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức, có đấu tranh. Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác. Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người đàn bà đã được giác ngộ Cách mạng. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm “ Tắt đèn”. Qua đó, nhà văn đã giành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" :

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

B.Thị Anh Thơ
2 tháng 8 2019 lúc 11:39

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.

Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chómới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng. Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.

Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.

Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.

Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.


Các câu hỏi tương tự
phạm như khánh
Xem chi tiết
nguyễn kim oanh
Xem chi tiết
Ngoc Diep
Xem chi tiết
maya phạm
Xem chi tiết
Jimin
Xem chi tiết
Quốc Huy
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Ngọc Thảo
Xem chi tiết