“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Tham khảo:
Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.