Chưa bao giờ thói a dua của chúng ta lại rộ lên và trầm trọng như thời đại fb và nhiễu loạn truyền thông này.
A dua là thói hùa theo kẻ mạnh( tất nhiên, chỉ nhắm mắt chạy theo thì mới là hùa theo, và hùa theo cái tiêu cực thì được gọi là a dua).Cụ thể là hùa theo suy nghĩ, phát ngôn, hành động của đám đông và những cá nhân có ảnh hưởng.Thói tật này có thể làm con người đánh mất mình nhanh chóng và ngọt ngào nhất.Nghĩa là con người tức khắc đánh rơi mất mất cái đầu của mình cùng lòng tự trọng, ý thức tự tôn.Và, mất mà đinh ninh là mình đc.
A dua xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu.Yếu về phẩm chất và năng lực.Vì thế là thiếu tự ti, thiếu bản lĩnh.Cho nên nó lệ thuộc vào kẻ mạnh, bị kẻ mạnh thao túng mà không tự biết,vì bao giờ xũng xem kẻ mạnh là chân lí,là lẽ phải.Dần dần nó mất khả năng nhu cầu suy xét, nhất nhất hùa theo kẻ mạnh, bất luận đúng- sai hay- dở
câu 1: xác định phương thức biểu đạt
câu 2: chỉ ra tác hại của thói dua nêu trong đoạn trích trên
câu 3: tại sao tác giả cho rằng thói a dua khiến cho con người" mất mà đinh ninh là mình đc"?
câu 4: Anh/ chị có cho rằng:" dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu"hay không? vì sao?
Những năm gần đây, nhiều hình ảnh xấu xí của người Việt - nhất là giới trẻ - thường xuyên xuất hiện trên các trang mạng trong nước lẫn nước ngoài khiến tôi luôn cảm thấy bi quan về tương lai của đất nước.
Có lần nhìn ảnh các bạn trẻ khóc nức nở khi gặp ngôi sao nước ngoài, cảnh nữ sinh ẩu đả trong lớp, cảnh thanh niên ăn chơi nhậu nhẹt thác loạn..., những người U-60 như tôi không thể không buồn lo.
Thế nhưng chỉ qua ba trận đấu cuối của U-23 Việt Nam tại Thường Châu, Trung Quốc, nhất là trận chung kết, cảm giác tiêu cực đó trong tôi đã thay bằng một thứ tình cảm khác khó thể diễn tả.
Nhìn các cầu thủ trẻ tóc bạc trắng vì tuyết vẫn xông xáo dũng cảm như xông trận, một cảm giác tự hào của giống nòi Rồng Tiên chợt cuồn cuộn trong tim, để ứa nước mắt cùng hàng ngàn người hô to hai chữ "Việt Nam" giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ đang lắc rắc mưa rơi.
Và đâu chỉ có thế, bên cạnh những "người Việt xấu xí" vô ý thức xả rác bừa bãi khi tàn trận đấu, hình ảnh những cổ động viên Việt Nam lặng lẽ đi lượm rác bỏ vào bọc, nhất là hình ảnh một bạn trẻ không mặc áo đỏ đang cúi nhặt rác giữa một rừng áo đỏ, đã làm tôi bắt đầu vững tin rằng đang có những người rất trẻ thầm lặng làm những công việc bình thường, không khoa trương, không nhằm đánh bóng tên tuổi, tất cả chỉ để hình ảnh người Việt đẹp hơn trong mắt bao người.
Muốn người Việt không còn "xấu xí", thay vì xúm nhau ném đá vào những điều xấu xí, chia sẻ những hình ảnh không đẹp (mà những hình ảnh không đẹp như thế thường được chia sẻ nhanh và nhiều đến mức chóng mặt), sao chúng ta không dành thời gian chia sẻ những hình ảnh đẹp và cùng làm những điều tốt đẹp như các cầu thủ U-23 Việt Nam và các bạn trẻ cổ động viên ở Thường Châu đã làm?
Ông bà ta có câu "Gieo hạt thiện cây lành sẽ mọc". Các cầu thủ U-23 đã làm được điều thiêng liêng là gắn kết mọi người Việt khắp nơi trên thế giới này về chung một mối thì hi vọng chúng ta sẽ hòa nhịp để tạo ra những câu chuyện, những hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam trước mắt bạn bè năm châu, để cho đi đâu chúng ta cũng có quyền tự hào "Tôi là người Việt Nam".
1) Nội dung của văn bản
2) Chỉ rõ phương thức biểu đạt chính đc sử dụng trong văn bản
3) Thế nào là “ Gieo hạt thiện cây lành sẽ mọc” Trong văn bản, tác giả đã dựa vào những điểm gì để cho rằng “
4) Em học được điều gì khi đọc xong văn bản trên? Hãy chia sẻ dưới dạng một đoạn văn. Help me! T đag cần gấp tối thứ 6 mọi người gửi lại cho t nhé. Thank you mọi người nhiều
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này, người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một cường quốc. Có thể kể ra đây những tính cách đặc trưng như: Có óc cầu tiến và rất nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới, người Nhật rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, người Nhật không thích đối đầu với người khác, người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, có lòng trung thành luôn được xem là tối trọng. Và đặc biệt, Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn.
Nhật Bản nghèo tài nguyên, chỉ trừ một thứ tài nguyên đặc biệt không nghèo đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa.
Ở cấp độ cá nhân, con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Cũng cần nói rằng, đạo Khổng đã đem lại cho Nhật bản xưa và nay tư tưởng pháp lý xã hội không dựa trên địa vị xuất thân, dòng dõi mà là giá trị qua thi cử. Một trong những tính cách đáng chú ý nhất của dân Nhật là sự ham muốn phát triển nhân cách vô bờ bến của họ. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.
(Con người và tính cách người Nhật bản - Xuất khẩu lao động.com.vn)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản?
Câu 2. Thứ tài nguyên giàu có và quý giá nhất của đất nước Nhật bản là gì?
Câu 3.Tại sao nhà nước và người dân Nhật lại rất coi trọng nền học vấn?
Câu 4. Anh/ chị tâm đắc đức tính nào của người Nhật nhất, vì sao?
Viết 1 bài văn thuyết minh về Hòn Chồng (Khánh Hòa )
help me !!!
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mồ thù như núi, cỏ cây tươi
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người.
(Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng)
Câu 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong bài thơ và nêu hiệu quả của nó?
Câu 2: Từ bài thơ trên, viết đoạn văn ngắn (5-8 câu) bày tỏ suy nghĩ niềm tự hào của bản thân về dòng sông Bạch Đằng ? ( Câu này có thể giúp cho em dàn ý cũng được ạ)
Một tờ lịch vèo bay
một đi không trở lại
khoảng vắng teo treo cái bóng một ngày
Một tờ lịch từ trần
tương lai mỏng một tí
quá khứ dài một tị
Một tờ lịch tạ thế
chuông trời buông nhẹ không
xác thời gian xếp lớp xuôi dòng
Một tờ lịch băng hà
bao nhiêu ai tùy tiện hiện ra
bao nhiêu ai đột ngột biến mất
Một tờ lịch viên tịch
tuổi mỗi cao người mỗi thấp
vui mỗi thiếu buồn mỗi thừa
Một tờ lịch đổi ngôi
thương mỗi đời vừa vinh vừa nhục
dài một chút ngắn một chút
Một tờ lịch thế thôi
lõm bõm thêm một ngày ta sống
và trắng xóa thêm một ngày ta rụng...
(Xác thời gian - Nguyễn Duy)
a. Văn bản trên được viết theo phong cách chức năng ngôn ngữ nào?
b. Chỉ ra hai biện pháp nghêk thuật được sử dụng đặc sắc trong văn bản trên và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
c. Em rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên.
Mong mọi người giúp đỡ, nhất là câu b. Mình cảm ơn ạ!!
Giúp ek vs!
Viết bài văn huyết minh về lì xì
giúp mk vs. bài văn thuyết minh về gia đình thì phải làm những ý nào vậy??
BÀI VIẾT SỐ 5 - LỚP 10
Phần đọc-hiểu: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Cơm hến Huế có một phong vị rất riêng, rất khó lẫn với các nơi khác và không biết từ bao giờ đã thâm nhập một cách sâu đậm vào khẩu vị và lòng người xứ Huế. Ăn cơm hến muốn đúng điệu phải ăn vào buổi sáng, lúc cơ thể có thể thưởng thức được tận cùng của chữ "ngon" sau một đêm dài. Buổi sáng tinh mơ khí trời lành lạnh, gánh cơm hến với nồi canh ngào ngạt toả hương quyện theo bước chân kĩu kịt của các mệ, các o rồi đậu xuống từng góc đường quen thuộc. Bưng bát cơm hến nóng ấm toả mùi thơm quyến rũ trên tay vừa nghe các mệ, các o nhỏ to tâm sự về cách chế biến món ăn này bằng cái giọng Huế ngọt ngào của mình, du khách sẽ có cảm giác như thể mình là người thân quen từ bao năm xa cách trở về dù rằng mới chỉ lần đầu "đến với Huế mộng mơ". Hến xúc ở dưới sông lên, luộc rồi tách cái (con hến) và nước hến thành hai món chính. Cơm trắng để nguội, đơm vào đọi (bát) rồi bày rau sống, bắp chuối, đậu phụng (lạc), mè (vừng) rang giã nhỏ bày lên trên. Một tô nước hến múc ra có màu lam đục, nhưng đã kịp đổi sang một màu đỏ gạch của ớt khi được chan vào bát cơm. Khách ăn có thể nêm thêm gia vị như mỡ, ruốc, muối rang, mè... và ăn kèm khế chua, rau sống, chuối sứ xắt nhỏ tuỳ theo khẩu vị của từng người. Lúc đó, các mùi vị hỗn hợp như ngọt, bùi, chát, chua, cay tưởng như xung khắc mà lại rất hữu ý với nhau sẽ cùng toả trên bát cơm hến làm cho người có cái "gu" ẩm thực dù kỹ tính đến mấy cũng phải hài lòng.
(Tham khỏa nguồn: vietbao.vn)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh nào không? Vì sao?
Câu 2: Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh của đoạn trích?
Câu 3: Phân tích tính hấp dẫn của đoạn trích?
Phần làm văn: Anh/Chị hãy thuyết minh về một phong trào / hoạt động của trường (hoặc của lớp).