Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài viết số 5 - Văn lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lu nguyễn

Chưa bao giờ thói a dua của chúng ta lại rộ lên và trầm trọng như thời đại fb và nhiễu loạn truyền thông này.
A dua là thói hùa theo kẻ mạnh( tất nhiên, chỉ nhắm mắt chạy theo thì mới là hùa theo, và hùa theo cái tiêu cực thì được gọi là a dua).Cụ thể là hùa theo suy nghĩ, phát ngôn, hành động của đám đông và những cá nhân có ảnh hưởng.Thói tật này có thể làm con người đánh mất mình nhanh chóng và ngọt ngào nhất.Nghĩa là con người tức khắc đánh rơi mất mất cái đầu của mình cùng lòng tự trọng, ý thức tự tôn.Và, mất mà đinh ninh là mình đc.
A dua xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu.Yếu về phẩm chất và năng lực.Vì thế là thiếu tự ti, thiếu bản lĩnh.Cho nên nó lệ thuộc vào kẻ mạnh, bị kẻ mạnh thao túng mà không tự biết,vì bao giờ xũng xem kẻ mạnh là chân lí,là lẽ phải.Dần dần nó mất khả năng nhu cầu suy xét, nhất nhất hùa theo kẻ mạnh, bất luận đúng- sai hay- dở
câu 1: xác định phương thức biểu đạt
câu 2: chỉ ra tác hại của thói dua nêu trong đoạn trích trên
câu 3: tại sao tác giả cho rằng thói a dua khiến cho con người"​ mất mà đinh ninh là mình đc"?
câu 4: Anh/ chị có cho rằng:" dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu"hay không? vì sao?

Nguyễn Ngọc Ánh
21 tháng 2 2019 lúc 22:54

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2: tác hại của thói a dua được nêu trong đoạn trích:

- Làm con người đánh mất mình nhanh chóng và ngọt ngào nhất: tức khắc đánh rơi mất mình cùng lòng tự trọng, ý thức tự tôn.

- Làm con người trở nên thiếu tự tin , thiếu bản lĩnh , từ đó làm cho con người bị lệ thuộc thao túng bởi kẻ khác kẻ khác ( kẻ mạnh - kẻ nổi bật ) mà không còn biết tin tưởng vào bản thân mình , nghe theo trào lưu a dua một cách mù quáng.

=> Con người sẽ không biết tự suy sét đúng- sai , phải- trái ; xem kẻ mạnh là chân lí , là đúng , là phải ; trở nên mù quáng , yếu kém và không biết tự rèn luyện và học hỏi , trau dồi bản thân.

Câu 3:

Tác giả nói rằng thói a dua khiến cho con người " mất mà đinh ninh là mình được là bởi nhiều lí do. Thứ nhất , đó là do thời đại. Theo đà phát triển của xã hội, con người có nhiều thuận lợi tốt đẹp hơn nhưng bên cạnh cái tốt đẹp ấy là một hệ luỵ không hề nhỏ mà thành phần chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất lại đa phần là thế hệ trẻ. Thứ hai , người trẻ sử dụng nhiều công cụ khoa học , tin học phát triển như mạng xã hội , internet... với nhiều mục đích khác nhau. Và ở đó , con người tiếp xúc với nhiều thói hư tật xấu hơn là cái tốt. Chính vì vậy nên đôi khi họ bị kéo vàocái xấu một cách mù quáng mà không hay biết . Mà thực trạng đó được gọi là a dua. Từ đó , con người dần đánh mất chính bản thân , lý trí tỉnh táo một cách nhanh chóng và cả lòng tự trọng , ý thức tự tôn của chính mình. Chính vì vậy , thói a dua khiến cho người mắc phải "mất mà đinh ninh là mình được".

Câu 4:

A dua , xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu. Bởi con người trơi sinh không ai không có lòng tự trọng, có cái tôi của riêng mình chỉ là bản thân người đó có đủ tự tin , bản lĩnh để bảo vệ ý kiến và quan điểm của mình trước cái chung hay không .Người có đủ can đảm , tự tin để làm được điều đó tức là kẻ mạnh và những "kẻ yếu" sẽ không đủ tự tin . Những kẻ đó sẽ chỉ biết hùa theo , a dua theo kẻ mạnh hơn bất kể đúng sai , ăn theo như thần tượng. Đó là căn bệnh của kẻ yếu , những kẻ mang phẩm chất và năng lực yếu kém ; chỉ biết lệ thuộc mù quáng vào kẻ mạnh mà không có chính kiến , lòng tự trọng và ý thức tự tôn của chính mình.

Ý kiến riêng của mk , bạn thao khảo nhé !


Các câu hỏi tương tự
lu nguyễn
Xem chi tiết
T Doi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Anh
Xem chi tiết
Hoan Culi
Xem chi tiết
Hoan Culi
Xem chi tiết
Trần Thu Hà
Xem chi tiết
Khải Vũ
Xem chi tiết
trần thị giang
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Hạ
Xem chi tiết