Viếng lăng Bác- Viễn Phương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 1 trong bài Viếng Lăng Bác (Khoảng 15-18 câu)

Trịnh Long
31 tháng 7 2020 lúc 16:16

Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng".

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Tóm lại, khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ.

NguyễnGiaLinh
17 tháng 5 2023 lúc 13:24

   Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương viết:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.

Đại từ xưng hô “con” gần gũi thân thiết, ấm áp, phù hợp diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm xa cách, từ đó thể hiện tình cảm vừa yêu thương vừa kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. Thi sĩ dùng biện pháp nói giảm nói tránh qua từ “thăm” (thay cho từ “viếng”) để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim mọi người. Hình ảnh “trong sương” thể hiện nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ đó cho thấy ông rất nôn nóng, mong mỏi muốn được vào thăm Bác. Với hình ảnh “hàng tre bát ngát”, đây là hình ảnh tả thực, miêu tả những hàng tre được trồng xung quanh lăng, từ đó gợi lên sự gần gũi, quen thuộc của làng quê Việt Nam và không gian rộng lớn, khoáng đạt, yên bình. Tiếp theo, ông viết:

“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

“Bão táp mưa sa” là thành ngữ chỉ những hiện tượng cực đoan của thời tiết tự nhiên. Hơn nữa, nó còn ẩn dụ cho những khó khăn thách thức mà dân tộc ta đã phải đối mặt và vượt qua trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt. Về hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam đứng thẳng hàng”, đây là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp thanh cao, kiên cường, bền bỉ và bản lĩnh của nhân dân ta. Từ đó thi sĩ ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu khó, đoàn kết, kiên cường. Thán từ “ôi” bộc lộ nỗi xúc động và niềm tự hào của thi nhân trước hình ảnh hàng tre cũng như là trước vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. Tóm lại, bằng việc sử dụng thành công nghệ thuật ẩn dụ, nói giảm nói tránh, từ láy…, cảm xúc bâng khuâng của tác giả khi đứng ngoài lăng đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Đào Phương Anh
Xem chi tiết
Anh Đào
Xem chi tiết
Bống
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Không Quan Tâm
Xem chi tiết
Winifred Frank
Xem chi tiết
thăng
Xem chi tiết
Hoàng thùy linh
Xem chi tiết