Văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Em hãy chỉ ra những đặc điểm của hai kiểu ngôn ngữ này trong đoạn trích sau:
a. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có… Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có được những gì gọi là của riêng mình. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến, và tuổi trẻ qua đi giữa những tiếng bom rơi đạn nổ.
b. Được thư mẹ… mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường bom đạn.
a. Đoạn văn là tâm sự của một bác sĩ Đặng Thùy Trâm giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân. Ở đoạn văn trên, sử dụng ngôn ngữ trang trọng:
+ Chọn lọc sử dụng từ ngữ: cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng”; thời đại; tiền tuyến, tuổi trẻ , những tiếng bom rơi đạn nổ..
+ Diễn tả tâm sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu cho lý tưởng cách mạng của tác giả.
b. Đoạn văn trên là những dòng nhật kí của bác sĩ Đặng Thùy Trâm khi nhận được thư của mẹ ở nơi chiến trường bom đạn. Vì thế, đoạn văn sử dụng ngôn ngữ thân mật. Cụ thể:
- Cách xưng hô thân mật: “ mẹ - con”, “ mẹ của con ơi”
- Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc: “ thấm nặng yêu thương”, “ trái tim khao khát nhớ thương của con”
- Thể hiện sự nhớ thương gia đình da diết, xót xa và nỗi đau buồn khi phải xa nhà của tác giả