Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
Tìm và phân tích tác dụng của HAI biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng thành công hai biện pháp tu từ đó là biện pháp liệt kê và nhân hoá.Liệt kê các câu "ai bảo được non đừng thương... mùa xuân"làm cho ta thấy tình cảm yêu quý mùa xuân như một điều hiển nhiên của lòng người .Người ta yêu quý mùa xuân như chính việc thương mến những người thân trong gia đình mình vậy .Xuân đến ,mang cho con người hi vọng mới ,cảm xúc mới và niềm vui mới.Chính vì thế mùa xuân càng trở nên gần gũi ,thân thương và đáng mong đợi hơn đối với lòng người. Phép nhân hoá ở "bướm đừng thương hoa "bướm là một loài động vật làm sao có thể biết thương tác giả đã nhân hoá cho bướm có cảm xúc của con người.Trăng là một hiện tượng tự nhiên làm sao có thể thương được .Biện pháp tu từ nhân hoá làm cho câu văn sinh động hơn,gợi cảm . Góp phần vào thành công chung của bài .Thể hiện óc sáng tạo của tác giả.