Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, người ta bố trí sao cho khoảng cách S1S2=a=4mm, khoảng cách từ S1 và S2 đến màn quan sát là D=2m. Quan sát cho thấy trong phạm vi giữa hai điểm P,Q đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm có 11 vân sáng, tại P và Q là hai vân sáng. Biết PQ=3mm.
a) Tính bước sóng do các nguồn phát ra.
b) Điểm M1 có tọa độ XM1=0,75mm là vân sáng hay vân tối?
c) Điểm M2 cách M1 một khoảng 1,8 mm là vân sáng hay vân tối?
a) Trong khoảng PQ có 11 vân sáng, đồng thời tại P và Q là các vân sáng nên trong khoảng PQ có 10 khoảng vân.
Độ rộng mỗi khoảng vân: \(i=\frac{PQ}{10}=\frac{3}{10}=0,3mm\)
b) Từ công thức \(x_s=\frac{D}{a}k\text{λ}=k.i\). Với \(x_{M1}=0,75mm;i=0,3mm\)
Suy ra \(k=2,5\). Vậy \(M_1\) không thể là vân sáng.
Từ công thức tọa độ vân tối: \(x_1=\frac{D}{a}\left(2k+1\right)\frac{\text{λ}}{2}\Rightarrow k=2\)
Vậy tại \(M_1\)là vân tối.
c) Khoảng cách \(M_1M_2=1,8mm=6i\) tức tại \(M_2\)cũng là vân tối.
Mình góp ý một chút cách làm câu b của bạn Sky SơnTùng
Ta có: i = 0,3mm
\(x_{M1}=0,75mm=2,5i\)
Do vậy, M1 là vân tối thứ ba.
(Vân sáng cách vân trung tâm nguyên lần khoảng vân, vân tối cách vân trung tâm bán nguyên khoảng vân)