Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

Lê Mai Hương

Trong mặt phẳng Trong mặt phẳng Oxy, cho hình chữ nhật ABCD có H\(\left(\frac{-6}{5};\frac{7}{5}\right)\) là chân đường cao hạ từ A lên BD. Trung điểm BC là M(-1;0). . Phương trình đường trung tuyến kẻ từ A của tam giác ADH là 7x+y-3=0. Tọa độ đỉnh D(a;b). Tính a+b

Nguyễn Việt Lâm
19 tháng 6 2020 lúc 17:32

Gọi P là trung điểm AH, Q là trung điểm DH \(\Rightarrow\) PQ là đường trung bình tam giác ADH \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}PQ//AD\\PQ=\frac{1}{2}AD\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}PQ//BM\\PQ=BM\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow PQMB\) là hbh \(\Rightarrow BP//MQ\)

Mặt khác \(PQ//AD\Rightarrow PQ\perp AB\Rightarrow\) P là trực tâm tam giác ABQ

\(\Rightarrow BP\perp AQ\Rightarrow MQ\perp AQ\) (với AQ là trung tuyến kẻ từ A của ADH)

\(\Rightarrow\) Đường thẳng MQ nhận \(\left(1;-7\right)\) là 1 vtpt

Phương trình MQ: \(1\left(x+1\right)-7y=0\Leftrightarrow x-7y+1=0\)

Q là giao AQ và MQ nên tọa độ thỏa mãn: \(\left\{{}\begin{matrix}x-7y+1=0\\7x+y-3=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow Q\left(\frac{2}{5};\frac{1}{5}\right)\)

Q là trung điểm DH \(\Rightarrow D\left(2;-1\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Nguyễn Thị Ngọc
Xem chi tiết
NHIEM HUU
Xem chi tiết
Nguyễn Hải An
Xem chi tiết
Toán Đỗ Duy
Xem chi tiết
Bolbbalgan4
Xem chi tiết
Nguyễn Hải An
Xem chi tiết
Thichinh Cao
Xem chi tiết
Trần Vũ
Xem chi tiết
Seijuro Akashi
Xem chi tiết