Đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, người đọc tiếp nhận với một không gian ngột ngạt, với nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu và nỗi đau xé lòng chị Dậu tưởng như đã thành nỗi đau tột cùng. Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chện choạn, ngật ngưỡng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước. Tình cảnh và số phận của Chí Phèo cũng như các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khỏe mạnh và trung thực nhưng lại bị vu oan phải vào tù và trở thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình. Qua đó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà còn nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá.
- Lỗi chính tả: chện choạn → Sửa: chệnh choạng
ngật ngưởng → Sửa: ngật ngưỡng
- Lỗi dùng từ: tiếp nhận → Sửa: tiếp cận
- Lỗi ngữ pháp: - Thiếu chủ ngữ: Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chệnh choạng, ngật ngưỡng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước → Sửa lại: thêm “ta” trước chữ “thấy” (Thêm chủ ngữ)
- Lỗi lô gic: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo cũng như các nhân vật trước đó,… nhưng lại… → Sửa lại: Tình cảnh và số phận của Chí Phèo khác các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khỏe mạnh và trung thực nhưng lại bị vu oan phải vào tù…