Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Duy Anh

Tóm tắt lại mục soạn văn bài sau phút chia li

Nguyễn Phương LinhMai Phương aNHNguyễn Thị MaiMAMA heo mi

Nguyễn Duy Anh
7 tháng 10 2016 lúc 17:17

hoc24 ra đề thi THPT nèk

Linh Phương
7 tháng 10 2016 lúc 17:19

Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Đoạn trích được làm theo thể song thất lục bát, có đặc điểm:

- Do người Việt Nam sáng tạo. -

Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất) + Hai câu 6 – 8 (lục bát) - Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần : + Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới + Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8 + Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2. Nỗi sầu chia li của người vợ đã được tác giả diễn tả bằng biện pháp đối lập, sử dụng điệp từ và gợi tả không gian. - Tác giả dùng nghệ thuật đối đáp : Chàng                                     -                                  thiếp Đi                                < -  đối nghịch - >                     về Cõi xa mưa gió             < -  hai thế giới - >               buồng cũ chiếu chăn (nơi gian khổ, sóng gió,       cách biệt                       (lãnh lẽo, cô đơn, Bão táp                                                                    vò võ một mình) - Gợi tả bằng không gian Chàng                tuôn mây biếc                thiếp Trải ngàn núi xanh = > Đó là màu của tâm tạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vụ trụ « Người vừa chia cách đã như bặt âm vô tín ».

Câu 3. - Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn. - Cách dùng phép đối ‘còn ngoảnh lại – hãy trông sang’’ thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn ‘cố’’ ‘ngoảnh lại – trông sang’’ để mong được nhìn thấy nhau. - Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4.  - Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tột độ, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ. - Các điệp từ ‘cùng trông’’ mà ‘cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.

- Màu xanh của ngàn dâu có ý nghĩa : vừa là màu xanh của hiện thực vừa là màu xanh của tâm trạng = > Mọi địa điểm Tiêu Tương, Hàm Dương bị xóa mờ, hình hài chàng thiếp cũng bị xóa mờ, chỉ còn lại những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, nhức nhối, choán tất cả vũ trụ.

Câu 5. Lưu ý ở đây câu hỏi yêu cầu chúng ta tìm điệp ngữ chứ không tìm điệp từ. Có 2 kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ

: - Điệp ngữ cách quãng : Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian

. - Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Câu 6. - Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.

- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, ‘hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp’’ chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.

- Chữ ‘sầu’’ trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ. - Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng. II. Luyện tập Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ. a. Các từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ : mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt.

b. Sự khác nhau trong các từ màu xanh

: - Mây biếc : mây có màu xanh đậm và tươi, được phản chiếu bởi ánh sáng làm co màu mây xanh biếc.

- Núi xanh : màu xanh của lá cây.

- Xanh xanh : màu xanh nhìn xa bị nhạt nhòa do khoảng cách. 

- Xanh ngắt : xanh đậm, thuần một màu trên diện rộng. c. Tác dụng. - Miêu tả màu sắc của thiên nhiên : mây, núi, ngàn dâu.

- Nói lên không gian ngăn cách và xa cách nghìn trùng vời vợi giữa người chinh phụ và người chồng ra trận.

- Diễn tả nỗi sầu chia li dâng trào trong lòng người và bao trùm khắp cảnh vật (tâm cảnh).

Bạn tham khảo nhé!



 

 

Thảo Phương
7 tháng 10 2016 lúc 17:22

Càn phải nắm được:

+Nhận dạng thể thơ trong đoạn trích về số câu, số chữ và về cách hiệp vần trong mỗi khổ thơ

+Sử dụng nghệ thuật gì để làm bài thơ hấp dẫn(trong mỗi khiổ thơ)

+Tac sdụng của nghệ thuạt(câu thơ hai sử dụng phép đối)

+Tác dụng của nghệ thuật(câu thơ 4 sử dụng điệp từ)

+Có mấy kiểu điệp từ tác dụng của mỗi kiểu(nêu câu thơ đó ra)

VD:- Điệp ngữ cách quãng : Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. 

Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian. - Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.+Đánh giá bài thơ

 

Lương Ngọc Trang
7 tháng 10 2016 lúc 21:19

tân trạng của người chính [hụ sau phút chia li được diễn tả ở nhiều mức độ khác nhau.Người chính phụ cảm nhận về nỗi cách xa vợ chồng.Người chính phụ thấm phía sâu sắc tình cảnh cái cảm nghịch chướng:Tình cảm vợ chồng nồng thắm mà không được ở bên nhau.Niềm khao khát hạnh phúc lức đôi của người chính phụ được tái hiện như những đột sống tình cảm triền miên không dứt.

 

dũng hoàng
17 tháng 10 2017 lúc 20:43

Câu 1:

- Do người Việt Nam sáng tạo.

- Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất)

+ Hai câu 6 – 8 (lục bát)

- Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần :

+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới

+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu để so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như đẩy không gian rộng ra vô tận: người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín.

Series các bài soạn văn, soạn bài Ngữ văn, giải bài tập và để học tốt Toán, Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tiếng Anh và học lập trình miễn phí

Soạn bài: Sau phút chia li

Trang trước Trang sau

Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt ngữ văn 7

Soạn bài: Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm

Câu 1:

- Do người Việt Nam sáng tạo.

- Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất)

+ Hai câu 6 – 8 (lục bát)

- Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần :

+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới

+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu để so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như đẩy không gian rộng ra vô tận: người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín.

Câu 3:

- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.

- Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.

Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.

- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4:

Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong 4 câu khổ cuối, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".

Câu 5:

- Các điệp ngũ trong đoạn thơ "Sau phút chia li":

+ Điệp ngữ "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").

+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.

- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:

+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.

+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.

Câu 6:

- Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.

- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, 'hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.

- Chữ "sầu" trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.

- Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Công chúa bong bóng
Xem chi tiết
TrungHieu Nghiêm
Xem chi tiết
Trần Đình Trung
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
cự giải dễ thương♥♥♥
Xem chi tiết
huy bò
Xem chi tiết
TRẦN NGỌC PHƯƠNG NGHI_7A...
Xem chi tiết
huy bình
Xem chi tiết