Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Câu 1:

- Do người Việt Nam sáng tạo.

- Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất)

+ Hai câu 6 – 8 (lục bát)

- Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần :

+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới

+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu để so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như đẩy không gian rộng ra vô tận: người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín.

Series các bài soạn văn, soạn bài Ngữ văn, giải bài tập và để học tốt Toán, Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tiếng Anh và học lập trình miễn phí

Soạn bài: Sau phút chia li

Trang trước Trang sau

Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt ngữ văn 7

Soạn bài: Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm

Câu 1:

- Do người Việt Nam sáng tạo.

- Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất)

+ Hai câu 6 – 8 (lục bát)

- Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần :

+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới

+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu để so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như đẩy không gian rộng ra vô tận: người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín.

Câu 3:

- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.

- Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.

Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.

- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4:

Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong 4 câu khổ cuối, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".

Câu 5:

- Các điệp ngũ trong đoạn thơ "Sau phút chia li":

+ Điệp ngữ "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").

+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.

- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:

+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.

+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.

Câu 6:

- Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.

- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, 'hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.

- Chữ "sầu" trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.

- Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.