Văn bản ngữ văn 7

Công chúa bong bóng

Soạn bài Sau phút chia li

Công chúa bong bóng
2 tháng 11 2016 lúc 15:40

_ Tác giả : Đặng Trần Côn viết vào đầu thế kỉ thứ VIII

_ Viết bằng nguyên văn chữ Hán

Người dịch ra bản chữ Nôm là Đoàn Thị Điểm

Tác phẩm : trích Chinh phụ ngâm khúc , là khúc ngâm về nỗi lòng sâu thương , nhớ nhung khi có ng chồng ra trận .

Thể thơ : đc dịch theo thể Song thất lục bát.

1) Khổ 1. ( bốn câu đầu )

Nghệ thuật : đối lập về hoàn cảnh , tình huống về ko gian . Cùng có chung tâm trạng , nỗi nhớ thương buồn khổ vì phải chia li.

Đoái trông là hành động ngoảnh lại , nhìn theo dùng dằng ko muốn dứt của ng đưa tiễn . Tuôn màu mây biếc , trải ngâm núi xanh gợi đến độ rộng mênh mông , gợi đến nỗi buồn chia li , xa cách vời vợi về thời gian , về ko gian của kẻ ở , ng đi .

2) Khổ 2 ( bốn câu tiếp )

_ Tiếp tục diễn tả xa cách và nỗi nhớ thương

Hàm Dương _ chàng ngoảnh lại

Bến Tiêu Dương _ thiếp trông sang

=> Nghệ thuật : đối , đảo vị trí của 2 địa danh để diễn tả nỗi sầu chia li , ngăn cách . Nhưng vẫn ko ngăn nổi hành động ngoảnh lại và trông sang của ng vợ và ng chồng .

3) Khổ 3 ( bốn khổ cuối )

Cùng trông lại .. thấy

Thấy xanh xanh … ngàn dâu

=> Điệp từ , đối , từ láy . Gợi sự xa cách mịt mù , ko thấy ng đâu

Lòng …. ai ?

=> Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ gợi nỡi sầu li biết liên miên , dài đằng đặc .

* Tổng kết : bằng 1 nghệ thuật ngôn từ vô cùng điểu luyện , đặc biệt là nghệ thuật điệp ngữ dùng rất mực tài tình . Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của ng chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của ng phụ nữ

 

 

Linh Phương
2 tháng 11 2016 lúc 15:48

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.

Đoạn trích được làm theo thể song thất lục bát, có đặc điểm:

- Do người Việt Nam sáng tạo. - Bốn câu thành một khổ

+ Hai câu 7 chữ (song thất)

+ Hai câu 6 – 8 (lục bát) - Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Hiệp vần :

+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới

+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2. Nỗi sầu chia li của người vợ đã được tác giả diễn tả bằng biện pháp đối lập, sử dụng điệp từ và gợi tả không gian. - Tác giả dùng nghệ thuật đối đáp : C

hàng - thiếp Đi

< - đối nghịch - > về Cõi xa mưa gió < - hai thế giới - > buồng cũ chiếu chăn (nơi gian khổ, sóng gió, cách biệt (lãnh lẽo, cô đơn, Bão táp vò võ một mình)

- Gợi tả bằng không gian Chàng tuôn mây biếc thiếp Trải ngàn núi xanh

= > Đó là màu của tâm tạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vụ trụ « Người vừa chia cách đã như bặt âm vô tín ».

Câu 3. - Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.

- Cách dùng phép đối ‘còn ngoảnh lại

– hãy trông sang’’ thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn ‘cố’’ ‘ngoảnh lại

– trông sang’’ để mong được nhìn thấy nhau

. - Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương

– Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4.

- Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tột độ, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ.

- Các điệp từ ‘cùng trông’’ mà ‘cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.

- Màu xanh của ngàn dâu có ý nghĩa : vừa là màu xanh của hiện thực vừa là màu xanh của tâm trạng

= > Mọi địa điểm Tiêu Tương, Hàm Dương bị xóa mờ, hình hài chàng thiếp cũng bị xóa mờ, chỉ còn lại những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, nhức nhối, choán tất cả vũ trụ.

Câu 5. Lưu ý ở đây câu hỏi yêu cầu chúng ta tìm điệp ngữ chứ không tìm điệp từ. Có 2 kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ

: - Điệp ngữ cách quãng : Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian.

- Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi. Câu 6

. - Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận

. - Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối.

Câu hỏi tu từ, ‘hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp’’ chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.

- Chữ ‘sầu’’ trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ. - Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ.

a. Các từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ : mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt. b. Sự khác nhau trong các từ màu xanh :

- Mây biếc : mây có màu xanh đậm và tươi, được phản chiếu bởi ánh sáng làm co màu mây xanh biếc.

- Núi xanh : màu xanh của lá cây

. - Xanh xanh : màu xanh nhìn xa bị nhạt nhòa do khoảng cách.

- Xanh ngắt : xanh đậm, thuần một màu trên diện rộng.

c. Tác dụng.

- Miêu tả màu sắc của thiên nhiên : mây, núi, ngàn dâu.

- Nói lên không gian ngăn cách và xa cách nghìn trùng vời vợi giữa người chinh phụ và người chồng ra trận.

- Diễn tả nỗi sầu chia li dâng trào trong lòng người và bao trùm khắp cảnh vật (tâm cảnh).



 

Trần Ngọc Định
2 tháng 11 2016 lúc 18:41
SAU PHÚT CHIA LI(Trích Chinh phụ ngâm khúc)Đặng Trần CônI. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM1. Tác giảChinh phụ ngâm khúc nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn. Nhưng tác phẩm đã được diễn Nôm theo thể song thất lục bát, khá phổ biến trong giai đoạn từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX với các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,...2. Thể thơ Thể song thất lục bát được cấu tạo như sau:- Một cặp thơ 7 chữ (song thất) đi kèm một cặp lục bát. Số câu trong bài không hạn chế.- Nhịp trong hai câu thất là nhịp 3/4 (khác với nhịp trong thơ thất ngôn Đường luật là nhịp 4/3).- Vần nhịp trong câu lục bát của thể thơ này cũng giống như vần nhịp trong thể lục bát của ca dao (vần chân hoặc vần lưng, nhịp 2/2/2... hoặc 4/4).- Chữ thứ 7 của câu thất trên hiệp vần với chữ thứ 5 của câu thất dưới.- Chữ thứ 7 của câu thất dưới lại hiệp vần với chữ thứ 6 của câu lục.- Chữ thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với chữ thứ 5 của câu thất tiếp theo3. Đoạn tríchĐoạn trích gồm 12 dòng thơ (từ câu 53 đến câu 64) trong tác phẩm, nói về tâm trạng cách xa vời vợi của người vợ ngay sau phút chia li: Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Thiếp thì về buông cũ chiếu chăn.II. Kiến thức cơ bản1. Nhận dạng thể thơ trong đoạn trích về số câu, số chữ và về cách hiệp vần trong mỗi khổ thơ?Gợi ý: Kiểm tra số câu, số chữ trong các câu thơ. Riêng về cách hiệp vần, đoạn trích có ba khổ thơ, nhưng chỉ có khổ thơ sau là hiệp vần đúng theo chuẩn của thể thơ này (kiểm tra cách hiệp vần của các từ in đậm dưới đây): Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?Các khổ thơ còn lại, ít nhiều đều có sự sai lệch một hoặc một vài vị trí hiệp vần theo quy định.2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu để so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như đẩy không gian rộng ra vô tận: người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín. 3. Trong khổ thơ thứ hai, tác giả tiếp tục sử dụng phép đối ngữ (chàng - thiếp, ngoảnh lại - trông sang), đảo địa danh (bến Tiêu Tương - cách Hàm Dương, cây Hàm Dương - cách Tiêu Tương), điệp từ,... để diễn tả nỗi sầu quay quắt của nhân vật trữ tình. Đoạn thơ nói lên một nghịch cảnh: cuộc sống cách xa nhưng tâm hồn thì không xa cách. Thế nhưng, muốn gần gũi mà không thể nào gần gũi được, muốn gắn bó mà phải chia li.4. Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".5.* Các kiểu điệp ngữ đã được sử dụng trong các khổ thơ và tác dụng của chúng:Gợi ý:- Chú ý tìm các điệp ngữ:+ Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” (được kết hợp ngược chiều trong câu “chàng thì đi…thiếp thì về” hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ “lòng chàng ý thiếp”). + Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.6. Bằng nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp điệp ngữ rất tài tình, kết hợp với giọng điệu trầm buồn, tác giả đã gửi và đoạn thơ cả một nỗi sầu da diết của người chinh phụ trong phút chia li. Nỗi sầu ấy vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện cái khát khao hạnh phúc của người phụ nữ xưa. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Cách đọcCần đọc đúng thể thơ song thất lục bát:- Với cặp song thất, đọc theo nhịp 3/4 ;- Với cặp lục bát, tuỳ theo nhịp của từng câu thơ mà chọn cách ngắt nhịp phù hợp: (Một số câu lục được viết theo thể 3/3: - Đoái trông theo / đã cách ngăn; - Bến Tiêu Tương / cách Hàm Dương; Có câu lục nên ngắt theo nhịp 2/4: Ngàn dâu / xanh ngắt một màu. Các câu bát được viết theo nhiều nhịp khác nhau (Nhịp 4/4: Tuôn màu mây bạc, trải ngàn núi xanh; Nhịp 3/5: Cây Hàm Dương / cách Tiêu Tương mấy trùng...).2. Phân tích màu xanh trong đoạn thơ:a) Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).b) Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau. c) Tác dụng:- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.

 

- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Trần Ngọc Định
2 tháng 11 2016 lúc 18:42

SAU PHÚT CHIA LI

TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1.

-Thể thơ đoạn dịch : song thất lục bát

-Số câu : 12 câu ( đoạn dịch).

-Số chữ : Mỗi khổ thơ song thất lục bát gồm 4 dòng: 2 dòng đầu mỗi dòng 7 tiếng ( song thất), dòng ba 6 tiếng và dòng cuối 8 tiếng.

-Cách hiệp vần :

+chữ cuối của câu 7 trên hiệp vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới và là vần trắc.

+Chữ cuối của câu 7 dưới hiệp vần với chữ cuối của câu 6 và đều là vần bằng.

+Khổ sau tiếp nối khổ trước bằng cách hiệp vần giữa chữ cuối của câu bát ở khổ trước với chữ thứ 5 của câu that ở khổ sau.

Câu 2.

a.Nỗi chia ly được gợi tả qua :

-Xưng hô : chàng – thiếp => tình cảm đằm thắm, hạnh phúc.

-Hình ảnh đối lập :

+Chàng thì đi >< thiếp thì về

+Cõi xa mưa gió ( lãnh lẽo, ra nơi chiến trường nguy hiểm) >< buồng cũ chiếu chăn ( về với tổ ấm, nhưng cô đơn).

-Hình ảnh :

+người phụ nữ : đoái trông theo mãi bóng chồng.=>lưu luyến

+mây biếc, núi xanh : tượng trưng cho sự xa cách => đẩy không gian ra vô tận.

=>các hình ảnh đã nhấn mạnh hiện thực chia li và sự cách trở ngang trái của hai người.

b. Cách sử dụng phép đối và hình ảnh “tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh” => Diễn tả tình cảnh chia li khắc nghiệt, nỗi sầu hạnh phúc lứa đôi bị chia cắt nặng nề. Hình ảnh mây biếc, núi xanh gợi lên cho người đọc cảm giác về khoảng cách nghìn trùng vời vợi giữa hai người.

Câu 3.

Nỗi sầu được diễn tả thêm qua:

-Hình ảnh đối lập : (chàng) ngành lại >< (thiếp) trông sang => Gợi tâm trạng lưu luyến, không muốn chia xa.

-Sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ : 2 địa danh ( Tiêu Tương, Hàm Dương) : các địa danh mang tính ước lệ nên khi được dùng để diễn tả khoảng cách giữa người chinh phụ và chồng càng làm cho khoảng cách ấy trở nên mơ hồ, không thể đo đếm được => tâm hồn 2 người rất gần gũi, nhưng xa về không gian vật chất nên càng xót xa hơn.

=>Nỗi sầu chia li được diễn tả tăng tiến, xót xa, sâu sắc hơn.

Câu 4.

-Ở khổ ba, nỗi sầu chia li được nâng lên, diễn tả sâu sắc hơn, trong nỗi sầu đó còn mang theo một chút tuyệt vọng :

+Cả 2 người cùng “trông lại” nhưng kết quả là “ cùng chẳng thấy”. Ở khổ 2, chí ít, cho dù mơ hồ, nhưng khoảng cách ấy vẫn ước lượng được, nhưng ở khổ 4, khoảng cách đó đã không cách nào đo đếm.

+Người vợ trông theo mãi thì chỉ thấy màu “xanh xanh” đã chuyển thành “ xanh ngắt”, màu xanh lấp đầy không gian.

+Sử dụng từ láy và điệp từ vòng tròn => không gian rộng lớn, trải dài 1 màu xanh đơn điệu => diễn tả sâu hơn nỗi buồn, vô vọng.

+Sử dụng câu hỏi tu từ, động từ “ sầu” => diễn tả nỗi buồn li biệt đúc kết thành nỗi sầu, nặng trĩu tâm hồn người chinh phụ.

 

Câu 5.

Các kiểu điệp ngữ :

-Điệp ngữ cách quãng : Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương / Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

=>Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian.

-Điệp ngữ vòng : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu/ Ngàn dâu xanh ngắt một màu

=> Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Câu 6.

-Cảm xúc chủ đạo : đoạn trích diễn tả một cách tài tình, sinh động và tâm trạng tinh tế, nhớ nhung, đau xót tột cùng của người phụ nữ khi xa chồng. Đồng thời, thể hiện nỗi niềm khát khao được hạnh phúc của người phụ nữ thời phong kiến.

-Ngôn ngữ :ngôn ngữ sử dụng điêu luyện, đặc biệt là cách sử dụng điệp ngữ. Dùng các từ mang nghĩa đối lập để diễn tả tình cảnh chia lia của người chinh phụ và chồng mang lại hiểu quả biểu cảm cao.

-Giọng điệu : thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng, sự xót xa lẫn không cam lòng.


Các câu hỏi tương tự
Dương Mạnh Anh
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Phạm Minh Hiền
Xem chi tiết
Amine cute
Xem chi tiết
Amine cute
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết