Thực hành tiếng Việt trang 136

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Tìm và sửa các lỗi về thành phần câu trong đoạn văn dưới đây của học sinh:

Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo, ngay từ khi mới lọt lòng, không những là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” có một vị trí trong tác phẩm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo. Thị Nở nhìn xuống bụng đã nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ” nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 2 lúc 19:16

Câu

Lỗi sai

Sửa

Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch.

Sử dụng dấu phẩy sai

Chí Phèo là một hình tượng mang tính bi kịch.

Qua nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình.

Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ

Nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình.

Chí Phèo, ngay từ khi mới lọt lòng, không những là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ.

Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ và trạng ngữ.

Ngay từ khi mới lọt lòng, Chí Phèo đã là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ.

Vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ và trạng ngữ.

Vì Chí Phèo đã ra đời ở đây nên đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Và kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo. Thị Nở nhìn xuống bụng đã nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ” nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ. Ngắt câu sai.

Và kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo, Thị Nở nhìn xuống bụng và đã nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ”. Đây đều nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.