Bài 1: Hàm số và đồ thị

Quoc Tran Anh Le

Tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:

a) \(f(x) =  - 5x + 2\)

b) \(f(x) = - {x^2}\)

Hà Quang Minh
24 tháng 9 2023 lúc 22:42

a) Xét hàm số \(y =  - 5x + 2\) xác định trên \(\mathbb{R}\)

Lấy \({x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\) là hai số tùy ý sao cho \({x_1} < {x_2}\).

Do  \({x_1} < {x_2}\) nên \( - 5{x_1} >  - 5{x_2}\), suy ra \( - 5{x_1} + 2 >  - 5{x_2} + 2\)

Từ đây ta có \(f({x_1}) > f({x_2})\)

Vậy hàm số ngịch biến (giảm) trên \(\mathbb{R}\)

b) Xét hàm số \(y = f(x) =  - {x^2}\) xác định trên \(\mathbb{R}\)

+ Trên khoảng \((0; + \infty )\) lấy \({x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\) là hai số tùy ý sao cho \({x_1} < {x_2}\)., ta có: \(f({x_1}) - f({x_2}) =  - {x_1}^2 + {x_2}^2 = \left( {{x_2} - {x_1}} \right)({x_2} + {x_1})\)

Do  \({x_1} < {x_2}\) nên \( {x_2} - {x_1} > 0\) và do \({x_1},{x_2} \in (0; + \infty )\) nên \({x_1} + {x_2} > 0\).

Từ đây suy ra \(f({x_1}) - f({x_2}) > 0\) hay \(f({x_1}) > f({x_2})\)

Vậy hàm số nghịch biến (giảm) trên khoảng \((0; + \infty )\)

+ Trên khoảng \(( - \infty ;0)\) lấy \({x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\) là hai số tùy ý sao cho \({x_1} < {x_2}\)., ta có: \(f({x_1}) - f({x_2}) =  - {x_1}^2 + {x_2}^2 = \left( {{x_2} - {x_1}} \right)({x_2} + {x_1})\)

Do  \({x_1} < {x_2}\) nên \( {x_2} - {x_1} > 0\) và do \({x_1},{x_2} \in ( - \infty ;0)\) nên \({x_1} + {x_2} < 0\).

Từ đây suy ra \(f({x_1}) - f({x_2}) < 0\) hay \(f({x_1}) < f({x_2})\)

Vậy hàm số đồng biến (tăng) trên khoảng \(( - \infty ;0)\)


Các câu hỏi tương tự
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết