có 2 lí do
1) có thể kiều quá nhớ cha mẹ vì vầy tuy thời gian ngắn nhưng đối vs kiều nó dài
2)đây cũng có thể là suy nghĩ của kiều vì kiều sẽ còn ở đây dài dài chưa thể về vs ông bà già dc
Tham khảo:
Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách: "hôm mai", "cách mấy nắng mưa", các thi liệu, điển cố văn học Trung Hoa như: "sân Lai", "gốc tử" và thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", đặc biệt hình ảnh mẹ già "tựa cửa hôm mai" đợi chờ, trông ngóng đứa con lưu lạc quê người đã cực tả nỗi nhớ thương cha mẹ, nỗi đau buồn của đứa con gái đầu lòng không thể, không được chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, khi song thân đã già yếu, khi "gốc tử đã vừa người ôm”.
Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và phong cách dân tộc, tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của Thúy Kiều. Trong chia lìa "trâm gãy gương tan" nàng vẫn dành cho "người tình chung" bao tình thương nhớ "muôn vàn ái ân". Là một đứa con chí hiếu, giàu đức hi sinh, khi cha mẹ già yếu không được sớm hôm phụng dưỡng, Kiều càng nhớ thương càng xót xa. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người bấy lâu nay:
"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm".
Điển cố ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Mặc dù Kiều xa cha mẹ chưa nhiều nhưng vẫn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, bởi vì mỗi ngày khi thời gian trôi đi thì cha sẽ thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ ”cách máy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách bây giờ chưa lâu nhưng liệu qua bao mùa mưa nắng thì nỗi ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ lại càng lớn.