Tớ trả lời theo khả năng và đây là câu trả lời của tớ :
Vì khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh. Cốc thủy tinh nóng lên, nở ra, thể tích tăng. Khi đó, cốc thủy tinh sinh ra lực lớn làm nứt cốc. Để không xảy ra tình trạng đó, người ta thường cho vào nước ấm trước khi cho vào nước nóng. Nên dùng cốc mỏng để thay thế.
Bình luận cho tớ biết đúng, sai hay thiếu ý
. Vì khi truyền nhiệt bên trong cốc thủy tinh nở ra, do cốc quá dày truyền nhiệt ra ngoài chậm, bên trong càng nóng, nở ra càng nhiều, bên ngoài nở không kịp gây nứt cốc.
. Nên tráng sơ trong cốc 1 ít nước ấm để cốc nở nhiệt đồng đều.
. Nên dùng cốc thủy tinh mỏng đề bên trong truyền nhiệt bên ngoài dễ dàng.
Cô giáo mình giảng sao mình làm lại nha.
Khi rót nước nóng vào ly thủy dày, lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng trước nên nở trước trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nở ra hoặc nở ra rất ít. Lớp thủy tinh bên trong nở ra, bị lớp thủy tinh bên ngoài ngăn cản gây ra một lực lớn làm nứt vỡ ly. - Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh mỏng thì hai lớp thủy tinh nóng lên và nở ra gần như đồng đều nhau nên không gây ra lực lớn làm nứt vỡ ly. Biện pháp khắc phục: - Rót một ít nước sôi từ từ vào rồi lắc đều để thủy tinh nở đồng đều nhau và sau đó mới rót nước vào.
Theo mình nghĩ nên dùng cốc thủy tinh mỏng