Bài 18 : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tú Bùi

tại sao đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp ? nêu đường nối kháng chiến chống pháp

Kieu Diem
5 tháng 12 2018 lúc 19:08

- Sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung kí kết, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

+ Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

+ Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.

+ Đặc biệt là ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

⟹ Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có con đường kháng chiến bảo vệ độc lập tự do.

- Ngày 18, 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

- Ngay trong đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

⟹ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ.

Đường lối:

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954)

a)Hoàn cảnh lịch sử

Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phổ Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán, thương lượng.

Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô, ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị cho rằng, hành động của Pháp chứng tỏ chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả năng hòa hoãn không còn. Hòa hoãn nữa sẽ dẫn đến họa mất nước. Trong thời điểm lịch sử phải quyết đoán ngay, Hội nghị đã quyết định hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20-12-1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay.

Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.

Những đặc điểm của sự khởi đầu và các thuận lợi, khó khăn đó là cơ sở để Đảng xác định đường lối cho cuộc kháng chiến.

b) Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn.

Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, Đảng đã nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dần Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.

Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định "không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp"', Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946), Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chi Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh

Học tốt!!!ok


Các câu hỏi tương tự
Thảo Thảo
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn thị bình
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Võ Thu Quyên
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
lili hương
Xem chi tiết