Trong khổ một bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả viết: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thế nhưng ở khổ 4, tác giả lại viết: “Ta làm con, chim hót/Ta làm một cành hoa/Ta nhập vào hòa ca”. Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” thành “ta”?
“Con ở miền nam ra thăm lăng bác” Câu 2: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ. Trong khổ thơ em vừa chép, nổi bật lên hình ảnh hàng tre. Hình ảnh đó còn được nhắc đến trong những câu thơ nào khác của bài? Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa gì? Câu 3: Dựa vào khổ thơ (em vừa hoàn thành ở câu 2), hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp phân tích tổng hợp để làm rõ cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác. Trong đoạn có sử dụng câu chủ động và thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chú thích rõ). Giúp e với ạa
BT : Cho câu thơ và trả lời câu hỏi bên dưới :
'' Trăng cứ tròn vành vạnh ''
a) Hãy chép các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ
b) Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa j ? Từ đó em hiểu j về chủ đề của bài thơ ?
c) Viết lại suy nghĩ của tác giả bằng một đoạn văn quy nạp ?
Cho khổ thơ cuối của bài thơ ''Bài thơ về tiểu đội xe ko kính ''(ý là 4 dòng cuối đó )
a) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ ? Qua đó nhà thơ muốn nói j với bạn đọc ?
b)Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận lập luận theo cách diễn dịch làm rõ những phẩm chất cần có của người chiến sĩ ?
c) Tác giả sử dụng liên tiếp những từ phủ định nhằm khẳng định điều j ?
I.VĂN BẢN: VIẾNG LĂNG BÁC – VIỄN PHƯƠNG:
1. Chép chính xác khổ 1 bài thơ.
2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Kể tên những văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài Hồ Chí Minh. Nêu rõ tên tác giả.
3. Trong khổ thơ vủa chép:
a. Tìm từ ngữ xưng hô. Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó?
b.Tại sao nhan đề tác giả dùng từ “viếng” mà ở câu thơ mở đầu lại dùng từ “thăm”?
c. Nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre.
d. Trong câu thơ thứ ba, “Ôi” có phải là thành phần cảm thán không? Vì sao?
e. Xác định phó từ có trong khổ. Cho biết ý nghĩa của phó từ đó.
Bài 1: Chép nguyên văn khổ cuối của bài “Viếng lăng Bác”?
1. Hãy giải nghĩa từ “trung hiếu” trong bài thơ? Theo em, từ “trung hiếu” theo quan niệm đạo đức ngày nay có đặc điểm gì mới so với quan niệm về trung hiếu thời phong kiến?
2. Cả hai khổ thơ đều có hình ảnh hàng tre, cây tre. Theo em đâu là hình ảnh thực, đâu là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng? Hãy giải thích rõ?
3. Tại sao ở khổ thơ đầu tác giả dùng hình ảnh hàng tre nhưng khổ cuối lại là cây tre? Việc lặp lại hình ảnh tre ở khổ cuối có ý nghĩa gì?
4. Viết đoạn văn quy nạp phân tích khổ cuối của bài thơ? Trong đoạn có dùng câu phủ định mang ý khẳng định?
5. Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
Kết thúc bài “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương có viết :
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây...
Từ những ước nguyện chân thành của hai tác giả Thanh Hải và Viễn Phương, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 đến 15 câu nói lên những suy nghĩ của em về quan niệm sống và cống hiến cho cuộc đời của thế hệ trẻ ngày nay?
----------------------------------------------------------
Bài 2: Hoàn thành hệ thống câu hỏi chuẩn bị sau:
VĂN BẢN “Sang thu” – Hữu Thỉnh
TT
Nội dung
1
Thuộc thơ
2
Nêu hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ của văn bản "Sang thu".
3
Giải nghĩa từ theo chú thích trong SGK tập 2, trang 71: chùng chình, dềnh dàng
4
Ý nghĩa nhan đề "Sang thu"
5
Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ "Sang thu"
6
Lập dàn ý chi tiết cho chủ đề: Tín hiệu sang thu trong không gian gần và hẹp
(Khổ 1)
7
- Câu thơ Sương chùng chình qua ngõ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng phép nghệ thuật đó?
- Thay từ “Phả” trong câu thơ “Phả vào trong gió se” bằng từ “toả”, “pha”, “thoảng” có được không? Vì sao?
- “Gió se” là gió như thế nào?
- Ý nghĩa của từ láy “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”?
- Tìm nêu ý nghĩa của một thành phần biệt lập trong khổ thơ thứ nhất.
- Tìm nêu ý nghĩa của một thành phần biệt lập trong khổ thơ thứ nhất.?
- Ý nghĩa của từ “bỗng”
-Ý nghĩa của hình ảnh “hương ổi”
-Ý nghĩa của “ngõ” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”?
- Từ “hình như” trong câu “Hình như thu đã về”?
8
Lập dàn ý chi tiết cho chủ đề: Tín hiệu sang thu trong không gian cao rộng (Khổ 2)
9
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ hai.
- Hiệu quả của việc sử dụng cấu trúc đăng đối trong trong hai câu thơ đầu khổ thơ thứ hai. Nhận xét về trạng thái vận động của dòng sông và cánh chim.
- Vì sao nói hình ảnh “đám mây” kết tinh sự sáng tạo độc đáo của Hữu Thỉnh?
- “Chùng chình” và “dềnh dàng” vốn là từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người. Vậy vì sao tác giả lại viết “Sương chùng chình qua ngõ” và “Sông được lúc dềnh dàng”?
- Câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng” gợi tả điều gì?
- Câu thơ “Chim bắt đầu vội vã” gợi tả điều gì?
- So sánh từ “được lúc” và “bắt đầu”?
- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” gợi tả điều gì?
- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” gợi tả điều gì?
10
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài:
1. Dựa vào hai khổ thơ đầu bài "Sang thu", hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và những cảm xúc sâu lắng của nhân vật trữ tình khi đất trời sang thu.
2. Dựa vào hai khổ thơ đầu bài "Sang thu", hãy làm rõ nhận định sau: “Sang thu” là khoảnh khắc giao mùa, cũng là khoảnh khắc giao cảm diệu kì với nhiều rung cảm nhẹ nhàng và tinh tế.
11
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ ba của bài “Sang thu”. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thành phần cảm thán.
12
- Nêu ý nghĩa (hàm ý) của hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” trong khổ thơ thứ ba.
- Vì sao có thể nói: hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” kết thúc bài thơ là chìa khóa quan trọng dẫn người đọc đến những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ?
- Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng một loạt các từ ngữ thường hướng về một cái gì cân đo, đong đếm được để diễn tả sự vô định của thiên nhiên, đó là những từ ngữ nào? Nêu ý nghĩa của các từ đó?
14.
Toàn bộ bài thơ “Sang thu” chỉ có một dấu chấm duy nhất là dấu chấm ở cuối câu kết. Dụng ý của tác giả trong cách đặt dấu câu như vậy là gì?
Cho câu thơ :
"Không có kính rồi xe không có đèn
......................................................."
Câu 1:chếp tiếp câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ gồm 4 dòng?
Câu 2:Cho biết, khổ thơ vừa chép trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 3:Hình ảnh "trái tim:trong khổ thơ là biện pháp tu từ gì và nêu tác dụng?
Câu 4:Qua khổ thơ, em cảm nhận như thế nào về cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp tâm hôn của người lính lái xe?
trong khổ thơ thứ 6 bài thơ bếp lửa, từ "nhóm" đã xuất hiện bốn lần với những ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích ngắn gọn những lần xuất hiện của từ đó để thấy rõ tình cảm đặc biệt của nhà thơ?
Các bạn ơi, giúp mình với
1: Nêu ý nghĩa nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa". Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng?
2: Những câu thơ sau có trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
"Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim"
"Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
a) Hãy chỉ rõ vị trí, hoàn cảnh xuất hiện của các câu thơ trên trong bài" Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
b)Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu thơ đã dẫn trên
c)Viết một đoạn văn ngắn phân tích lý tưởng sống của người chiến sĩ lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
Thanks mọi người.