Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Quá trình chuyển dịch theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ diễn ra như thế nào và mỗi thành phần kinh tế có vai trò gì trong nền kinh tế?

Quoc Tran Anh Le
23 tháng 3 2024 lúc 19:49

* Diễn biến quá trình chuyển dịch theo ngành

 - Cơ cấu ngành kinh tế: Các ngành kinh tế ở nước ta có tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

 - Cơ cấu thành phần kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 - Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế dộng lực.

 - Phát triển bền vững: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa không chỉ đạt đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, trong đó, một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong phát triển các ngành kinh tế và quy hoạch lãnh thổ là bảo vệ môi trường.

* Diễn biến quá trình chuyển dịch theo thành phần kinh tế

- Chuyển dịch trong cơ cấu GDP: Trong những năm qua, cơ cấu GDP nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế:

+ Trong công nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

+ Trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: Cơ cấu lại nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

+ Trong dịch vụ: Phát triển mạnh nhóm ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng cao hơn nhóm ngành sản xuất và cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.

* Diễn biến quá trình chuyển dịch theo lãnh thổ

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nhằm phát huy tối đa lợi thế của các vùng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí, tạo không gian phát triển mới.

- Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế và 4 vùng kinh tế trọng điểm, phát triển 4 vùng động lực, các cực tăng trưởng quốc gia là các đầu tàu lôi kéo sự phát triển cả nước.

- Lựa chọn các đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng các trung tâm kinh tế, đồng thời có chính sách phù hợp để phát triển khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo nhằm góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng.

- Tổ chức không gian các ngành kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại.

- Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, các vùng chăn nuôi lợn, gia cầm, bỏ, vùng nuôi trồng thuỷ sản,...

- Trong công nghiệp dã thành lập và đi vào hoạt động các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm thu hút vốn đầu tư lớn, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch không gian phát triển công nghiệp.

- Trong dịch vụ đã hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch cấp quốc gia và vùng, các trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng mang tầm khu vực và thế giới.

* Vai trò của mỗi thành phần kinh tế

 - Kinh tế Nhà nước:  Là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng và điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục các điểm yếu của cơ chế thị trường.

 - Kinh tế ngoài Nhà nước:

+ Kinh tế tập thể, hợp tác xã: có vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên, liên kết phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.

+ Kinh tế tư nhân: là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, được tạo mọi điều kiện để phát triển, được hỗ trợ đổi mới, sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng suất lao động, được khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh, có sức cạnh tranh cao.

 - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: giữ vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lí hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu.