Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nội dung lý thuyết

I. Ý NGHĨA CỦA SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA

- Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững. 

- Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Phát triển kinh tế bền vững với tốc độ tăng trưởng cao. 

+ Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

+ Phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và chất lượng cuộc sống. 

+ Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 

      Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và được thể hiện rõ nhất ở sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ kinh tế và cơ cấu lao động xã hội. 

*Cơ cấu ngành kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng cao.

- Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.

*Cơ cấu thành phần kinh tế: Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

*Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: Hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế động lực.

- Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch:

+ Đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp tập trung.

+ Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…

*Phát triển bền vững: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải đạt đến mục tiêu phát triển bền vững. Chú trọng bảo vệ môi trường

III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH, THEO LÃNH THỔ VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Biểu đồ cơ cấu GDP ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021

* Trong cơ cấu GDP: chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Trong nội bộ các ngành kinh tế:

- Công nghiệp:

+ Chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.

+ Phát triển ngành CN nền tảng.

+ Ưu tiên phát triển CN công nghệ cao, thân thiện với môi trường, công nghiệp xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên.

+ Phát triển các ngành vẫn còn lợi thế, tạo nhiều việc làm, SX hàng XK, đóng góp lớn vào giá trị gia tăng.

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản:

+ Gắn với xây dựng nông thôn mới.

+ Chú trọng phát triển SX NN hàng hóa lớn.

+ Khuyến khích phát triển NN xanh, sạch, NN sinh thái, NN hữu cơ, NN công nghệ cao, thích ứng với BĐKH.

+ Gắn kết chặt chẽ với CN và dịch vụ; SX với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản.

- Dịch vụ:

+ Phát triển mạnh nhóm ngành dịch vụ theo hướng hiện đại.

+ Phát triển mạnh một số ngành dịch vụ ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng tri thức và công nghệ cao: du lịch, thương mại, viễn thông, vận tải, logistics,...

2. Chuyển dịch theo cơ cấu lãnh thổ

- Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí, tạo không gian phát triển mới.

- Hình thành 6 vùng KT, 4 vùng KT trọng điểm; 4 vùng động lực, các cực tăng trưởng quốc gia. Xây dựng trung tâm KT ở các đô thị có lợi thế đặc biệt. Có chính sách phù hợp để phát triển khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Tổ chức không gian các ngành KT thay đổi theo hướng hiện đại.

+ Trong NN: hình thành các vùng SX tập trung quy mô lớn.

+ Trong CN: thành lập và đi vào hoạt động các khu CN, khu chế xuất…

+ Trong dịch vụ: hình thành khu vực động lực phát triển du lịch, trung tâm du lịch cấp quốc gia và vùng; trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng mang tầm khu vực và thế giới.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần

a. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021

- Chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tỉ trọng của các thành phần kinh tế có sự thay đổi.

b. Vai trò của các thành phần kinh tế

Các thành phần KT có vai trò khác nhau, có mối quan hệ và tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

- KT Nhà nước: là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định KT vĩ mô, định hướng và điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển KT-XH, khắc phục các điểm yếu của cơ chế thị trường.

- KT ngoài Nhà nước:

+ KT tập thể, hợp tác xã: cung cấp dịch vụ cho các thành viên, liên kết phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.

+ KT tư nhân: là động lực quan trọng của nền KT.

- Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài: giữ vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lí hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

 
@6505497@