Văn bản ngữ văn 9

Phạm Thị Thùy Diễm

Phân tích vẻ đẹp của người lính qua các đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cuwoif buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

(Chính Hữu, Đồng chí)

Không có kính ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười haha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ rong bom rơi

Đã về đây họp thành tiều đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính cở rồi.

Giúp tôi với ạ. Ngày 6/6 thi rồi

Nguyen Thi Mai
5 tháng 6 2017 lúc 7:24
1. Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi Áo anh rách vai Quần anh có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay." => Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người linha còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét rừng,cái lạnh giá của màn đêm.....Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa....Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính.
Nguyễn Đông Phương
5 tháng 6 2017 lúc 4:25

dài quá làm thì mỏi tay nên tóm tắt ý:
Với bài đồng chí:

- hình tượng người lính lục quan trải qua gian khổ, bị hành hạ bởi những cơn sốt rét do muỗi rừng, thiếu thuốc men y tế, quần áo rách bươm, không có gì ngoài tấm thân, cây súng, và đôi chân trần nhưng chí rắn như thép. Dù giữa rừng khuya lạnh lẽo tới nụ cười cũng buốt môi, nhưng trong tim họ, trong thâm tâm họ, là tình yêu tổ quốc, nguyện hi sinh chẳng để lại gì cho bản thân, và bên cạnh họ là 2 tiếng "đồng chí" thiêng liêng đến lạ.

với tiểu đội xe không kính, họ không nằm sương phơi nắng, họ là những con người đã từ bỏ trường học, những người con ưu tú của đất nước quyết "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu", họ mang cái tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, với những cái nhủ "ừ thì có bụi", "ừ thì ướt áo", cứ như thể những gió mưa chiến trường chỉ nhẹ tựa lông hồng, nhưng bom rơi đạn lạc của máy bay địch chỉ như tiếng muỗi vo ve. Họ hồn nhiên đến "chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc" để rồi "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha", họ can trường đến "chưa cần thay lái trăm cây số nữa" để mà "phơi" quần áo trên "giá người" một cách can trường, mà vẫn chỉ nhủ "gió lùa khô mau thôi". Cả chặng đường dài "từ trong bom rơi" để họp lại, chở những chuyến hàng vũ khí thuốc men cần thiết tiếp tế cho tiền tuyến khốc liệt với một tinh thần hăng hái, trẻ khỏe, chẳng màng hiểm nguy. Họ coi mỗi người lính dù lạ dù quen đều là bạn, bốn phương là bạn. Cái câu "từ trong bom rơi" sao mà nhẹ thế! Đối mặt với hiểm nguy rình rập, ấy vậy mà họ "bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi", họ xem bom đạn của địch không phải là thứ giết chết họ, mà là giúp họ chào nhau qua những cái bắt tay thắm thiết tình đồng đội.

điểm chung đều là những người lính quả cảm, xem nhẹ khó khăn, cùng bên nhau vì tương lai của nước nhà, để rồi biến mối nguy trở thành niềm hân hoan khi biết bên mình luôn có đồng đội, luôn có những anh em không máu mủ ruột rà nhưng tình thân hơn cả huyết thống, cùng nhau vào sinh ra tử, để giữ gìn bờ cõi quê hương.

Nguyen Thi Mai
5 tháng 6 2017 lúc 7:32

2. Những chiếc xe không kính không chỉ là chứng tích cho sự ác liệt của chiến tranh mà nó còn là minh chứng hào hùng, vẻ vang của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Vậy nên nói về rất nhiều những cái "không". Phạm Tiến Duật nhằm để tôn nổi hơn những cái "có" trong vẻ đẹp tâm hồn những người lính. cho dù khó khăn, cho dù thiếu thốn, các anh luôn giữ được một tâm thế ung dung, bình thản, coi thường gian khổ:
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.

Tinh thần lạc quan, dũng cảm vượt qua gian khó ấy được thể hiện rõ nét qua hai câu thơ mạng ngữ điệu khẳng định: "Không có - ừ thì". Ở đây nghệ thuật đối lập tương phản được sử dụng rõ nét, gian khổ càng lớn, tinh thần càng cao. Xe không có kính bảo vệ là tăng thêm bội phần nguy hiểm. Những người lính vẫn nắm vững vô lăng, đưa xe lao nhanh ra tiền tuyến, vượt qua đèo dốc, mưa rừng. Mỗi một thời tiết, mỗi một vòng bánh xe lăn là một gian lao, hiểm nguy. Vậy mà, người lính luôn tìm thấy trong khó khăn, gian khổ những nét đẹp để cuộc sống chiến trường thêm phần thú vị. Ngang tàng làm sao, ngạo nghễ làm sao cái hành động phì phèo châm điếu thuốc. Tếu táo làm sao, lạc quan làm sao cái điệu cười ha ha đầy sảng khoái.

Điều đó thể hiện rõ một tâm hồn trẻ trung, tươi vui nơi những chàng lính xế. Vượt lên mọi gian khổ, vượt lên những cái "không có" còn là tình đồng chí, đồng đội cao đẹp, thiêng liêng mà xúc động. Chính khung cửa kính vỡ rồi lại là nơi gặp mặt, nơi hội ngộ của gia đình tiểu đội xe không kính với những cái bắt tay vội vàng mà ấm áp tình đồng đội:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Nhịp thơ như lắng lại, những người chiến sĩ nói về đồng đội cũng như đang nói về mình, họ gặp nhau từ chỗ bom rơi, nghĩa là từ chỗ ác liệt của cuộc chiến, cũng từ nơi này họ đồng cảm chia sẻ và trở thành bạn bè, họ chào nhau bằng những cử chỉ hết sức thân mật “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”, đó la niềm vui, lời động viên và chúc mừng nhau khi vượt qua khó khăn, là niềm tự hào sau mỗi lần chiến thắng.

Phạm Thị Thùy Diễm
4 tháng 6 2017 lúc 23:12

.


Các câu hỏi tương tự
Ha Hh
Xem chi tiết
ng doanh
Xem chi tiết
Lê Hà
Xem chi tiết
vu thi hong ngoc
Xem chi tiết
Pi Chan
Xem chi tiết
doquynhanh
Xem chi tiết
ngoc ho
Xem chi tiết
Thái
Xem chi tiết
phạm kiều thư
Xem chi tiết