Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
minh nguyet

Phân tích phần 1 của văn bản ''Thuế máu'' để thấy rõ bản chất của chính quyền thực dân

Huong San
28 tháng 4 2018 lúc 6:43

Người bản xứ, truớc mắt bọn thực dân, vốn chỉ là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên An-nam-mít bẩn thỉu", tưởng không liên quan gì đến các cuộc chiến tranh, thậm chí không biết gì về các cuộc chiến tranh. Cái họ biết chỉ là "kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Bởi vậy, khi đột ngột nhận được vinh dự đặc biệt, danh hiệu tối cao thì chính họ không sao hiểu nổi. Thì ra chiến tranh bùng nổ, họ là những vật hi sinh, họ phải đóng một thứ thuế không nằm trong văn bản luật định thông thường : thuế máu. Bọn đế quốc thời nay không hẳn giống bọn đế quốc thời xưa ở chỗ chúng khôn ngoan hơn. Không "uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ" (Hịch tướng sĩ), chúng lừa bịp những người dân đen bằng những lời đường mật. Bị cưỡng bức phải nghe theo (không nghe đã có roi vọt, có nhà tù), những người dân đen ấy lập tức phải rơi vào những cảnh ngộ thảm thương : xa lìa gia đình quê hương, vật hi sinh cho lợi ích và danh dự của kẻ cầm quyền. Kẻ ở lại hậu tuyến chẳng khác nào người ra trận "đằng nào cũng thế thôi" có mà chạy đằng trời trước cuộc chiến tranh "để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào", sắc điệu trào phúng, mỉa mai trong ngôn từ, trong giọng điệu, đặc biệt là trong những quan hệ không ăn nhập gì với nhau, thậm chí đối lập với nhau dẫn đến hậu quả gây cười, một cách gây cười đối với trí tuệ, với nhận thức người nghe thật là sâu sắc. Ây là chưa kể một văn phong theo kiểu thời thượng châu Âu, nhất là văn chương Pháp đã tạo nên một sự hoà nhập giữa văn học Việt Nam vào văn chương thế giới mà đây là tác phẩm đầu tiên.

nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:50

Chương Thuế máu (Trích từ Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc) có sự kết hợp tài tình của nhiều hình thức thể loại: phóng sự, văn chương thẩm mĩ, nhưng trên hết và trước hết, nó là một tác phẩm văn chính luận, mang đây đủ đặc trưng của một tác phẩm văn chính luận.

Viết Thuế máu, Nguyễn Ái Quốc muốn vạch trần chân tướng dã man, tàn ác, xảo trá, đê hèn của thực dân Pháp, đồng thời để thức tỉnh nhanh chóng nhân dân các nước thuộc địa cổvũ họ đứng lên đấu tranh.

Đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức trên khắp thế giới và bênh vực quyền sống của họ. Nguyễn Ái Quốc đã lên án mạnh mẽ các thủ đoạn xấu xa của thực dân Pháp và bè lũ tay sai nhằm xô đẩy hàng chục vạn dân vô tội vào lò lửa chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), biến họ thành vật hi sinh cho những tham vọng ngông cuồng của bọn đế quốc.

Tác phẩm thuyết phục người đọc một cách mạnh mẽ bởi hệ thống luận điểm đúng đắn độc đáo, những lí lẽ, dân chứng xác đáng và phương pháp lập luận đa dạng.

Có thể coi văn bản Thuế máu có một luận điểm bao trùm qua tên chương và ba luận điểm cụ thể ứng với tên gọi ba phần của nó.

Tiêu đề Thuế máu thể hiện như một luận điểm chìm, mang ý nghĩa tiềm ẩn. Tư tưởng, quan điểm, thái độ của tác giả chứa đựng trong ý nghĩa của từ ngữ. Thay vì nêu trực tiếp: chính sách bóc lột xương máu dã man của thực dân Pháp, tác giả đã đểcho hai chữ Thuế máu tự nó nói lên ý nghĩa. Bên cạnh bao thứ thuếnhằm bóc lột của cải, sức lực, có một thứ thuế độc ác nhất, man rợ nhất, kì lạ nhất là thứ thuế đánh vào mạng sống, xương máu người dân các nước thuộc địa. Do vậy, bản thân tên gọi của chương văn cũng đã toát lên tinh thần tố cáo, lên án, buộc tội chế độ thực dân Pháp.

Kết cấu ba phần của chương là sự triển khai luận điểm bao trùm nói trên. Ba luận điểm cụ thể cũng được nêu ra qua tên gọi của ba phần, cũng với tính chất hàm ẩn tương tự. Chiến tranh và người bản xứ: Người dân các nước thuộc địa đã bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh như thế nào? Chế độ lính tìnhnguyện: Phải chăng người dân thuộc địa nguyện đi lính cho Pháp? Kết quả của sự hi sinh: Người dân thuộc địa được gì sau cuộc chiến tranh?

Tính tiềm ẩn của hệ thống tên gọi luận điểm tự nó đã mang màu sắc khách quan, châm biếm, thống nhất với phong cách trình bày chung trong nội dung triển khai của từng phần. Đồng thời, cách nêu hệ thống luận điểm kiểu này (cùng với cách diễn đạt cụ thể, sinh động trong toàn bài) tạo cho bài văn ấn tượng về sự hòa trộn của ba phong cách chính luận, trào phúng và phóng sự. Mặt khác, ta còn thấy ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Với cách sắp xếp này, tác giả đã phơi bày toàn diện, triệt để bộ mặt giả nhân giả nghĩa, trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân xung quanh việc bóc lột bằng "thuế máu", đồng thời sự thật thảm thương về số phận người dân ởcác nước thuộc địa cũng được thể hiện sinh động, cụ thể.

Bên cạnh cách nêu luận điểm độc đáo, tác giả Thuế máu còn sử dụng kết hợp các phương pháp lập luận nhằm xác lập luận điểm cho từng phần và mối quan hệ giữa các phần. Đây chính là một trong những đặc điểm của phong cách chính luận Nguyễn Ái Quốc. Toàn chương có hai phương pháp lập luận cơ bản.

- Lập luận theo quan niệm thời gian: trước chiến tranh - trong chiến tranh - sau chiến tranh.

- Lập luận theo quan hệ nhân quả (căn cứ vào số phận của người dân phải nộp thuế máu): chiến tranh - bị đi lính - kết quả nhận được.

Ở mỗi phần của chương cũng thể hiện sự kết hợp nhiều phương pháp lập luận.

- Phần I: Chiến tranh và người bản xứ, gồm:

+ Lập luận theo quan hệ thời gian: trước chiến tranh - khi chiến tranh bùng nổ.

+ Lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh: thái độ của các quan cai trị thực dân đối với "người bản xứ" ởhai thời điểm nêu trên.

+ Lập luận theo quan hệ nhân quả: cái "vinh dự đột ngột" mà thực dân Pháp dành cho người bản xứ và cái giá đắt mà họ phải trả cho cái "vinh dự đột ngột" ấy.

Sự kết hợp các phương pháp lập luận này có tác dụng làm nổi bật thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân đã bắt đầu biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh, đồng thời làm hiện rõ số phận thê thảm của những người vô tội.

Hoàng Thị Anh Thư
31 tháng 3 2018 lúc 17:11

Người bản xứ, truớc mắt bọn thực dân, vốn chỉ là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên An-nam-mít bẩn thỉu", tưởng không liên quan gì đến các cuộc chiến tranh, thậm chí không biết gì về các cuộc chiến tranh. Cái họ biết chỉ là "kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Bởi vậy, khi đột ngột nhận được vinh dự đặc biệt, danh hiệu tối cao thì chính họ không sao hiểu nổi. Thì ra chiến tranh bùng nổ, họ là những vật hi sinh, họ phải đóng một thứ thuế không nằm trong văn bản luật định thông thường : thuế máu. Bọn đế quốc thời nay không hẳn giống bọn đế quốc thời xưa ở chỗ chúng khôn ngoan hơn. Không "uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ" (Hịch tướng sĩ), chúng lừa bịp những người dân đen bằng những lời đường mật. Bị cưỡng bức phải nghe theo (không nghe đã có roi vọt, có nhà tù), những người dân đen ấy lập tức phải rơi vào những cảnh ngộ thảm thương : xa lìa gia đình quê hương, vật hi sinh cho lợi ích và danh dự của kẻ cầm quyền. Kẻ ở lại hậu tuyến chẳng khác nào người ra trận "đằng nào cũng thế thôi" có mà chạy đằng trời trước cuộc chiến tranh "để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào", sắc điệu trào phúng, mỉa mai trong ngôn từ, trong giọng điệu, đặc biệt là trong những quan hệ không ăn nhập gì với nhau, thậm chí đối lập với nhau dẫn đến hậu quả gây cười, một cách gây cười đối với trí tuệ, với nhận thức người nghe thật là sâu sắc. Ây là chưa kể một văn phong theo kiểu thời thượng châu Âu, nhất là văn chương Pháp đã tạo nên một sự hoà nhập giữa văn học Việt Nam vào văn chương thế giới mà đây là tác phẩm đầu tiên.

cre:gg

Các câu hỏi tương tự
Đoàn Thanh Nhã
Xem chi tiết
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Khê Trần Lê Lam
Xem chi tiết
Lèng Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Bùi Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Ngọc
Xem chi tiết
Ngọc Như
Xem chi tiết