Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phàn Tử Hắc

Câu 1 : Nêu vài nét về giá trị nội dung của văn bản "Thuế máu"
Câu 2 : Nêu nhận xét cua em về cách đối xử của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa sau khi đã bóc lột hết " Thuế máu " của họ ?
Câu 3 : Chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản" Hịch tướng sĩ " .

Lộ Mạn Mạn
12 tháng 3 2018 lúc 19:59

Câu 3:

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn quà bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.
Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã
đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa “lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ”. Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ong : không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.
Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế “thời loạn lạc”, buổi “gian nan của đất nước” cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dâ ta mà còn xỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan : “đi lại nghênh ngang ngoài đường”, “sỉ mắng triều đình”, “bắt nạt tề phụ”, “đòi ngọc lụa”, “thu ngọc vàng”, “vét của kho có hạn”.
Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ “sứ giặc” như “lưỡi cú diều”,”thân dê chó”, “hổ đói”; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.
Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình “Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”
và tột cùng là “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc : “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc , tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hung yêu nước,tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình : “không có mặc thì thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,…” . Tưng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm”. Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc : ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyết luyến vợ con,… Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó : tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tong, mộ phần cha mẹ… Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhắm để đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh : nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường : ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là “chuyên tập sách này” – cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện “mới chỉ là đạo thần chủ” còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân “tức là ke kẻ nghịch thù”. Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.
Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”, họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.
“Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại : sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với án văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.

Bích Ngọc Huỳnh
13 tháng 3 2018 lúc 14:34

Câu 1 : Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
Tố cáo thủ đoạn lừa bịp , giả dối của thực dân Pháp khi đưa người dân An Nam đi làm lính đánh thuê
Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

Câu 2: minh thái độ của các quan cai trị đối với người dân bản địa:
- Trước năm 1914, người dân thuộc địa bị coi là "Những tên da đen bẩn thỉu", bị gọi bằng cái tên "An-nam-mit" bẩn thỉu. An-nam-mit là cái tên chúng gọi người Việt Nam một cách khinh miệt, khi đó họ chỉ là những người nô lệ cho tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng cho tất cả những tộc người khác là thấp hèn và tạo ra một khoảng cách về phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa "giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Giọng mỉa mai, đả kích sâu cay cho thấy bản chất dã man tàn ác của thực dân Pháp đô hộ lên đất nước, biến những người dân thuộc địa thành nô lệ, xúc vật.
- Khi chiến tranh "vui tươi" xảy ra, chữ "vui tươi" mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng đầy sự cham biếm cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc tranh giành quyền lợi, hãy xem họ đối xử như thế nào với người dân? Số phận của họ được thay đổi đến mức không ngờ. Họ được đề cao, trọng vọng, được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé coi là "Con yêu", "bạn hiền", thậm chí họ còn được đề bạt lên chức danh "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Đáng ra với chức danh ấy, họ phải được đối xử giống như kiểu "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng thực chất cuộc sống của họ không những không được nâng cao mà ngược lại. "Hữu danh vô thực", họ chỉ được cái chức danh mà bọn chúng đặt cho, ngoài ra chẳng có quyền lợi gì hết.
=> Để đạt được tham vọng của mình, bọn quan cai trị không từ thủ đoạn bỉ ổi, tìm cách tâng bốc, đề giá trị của người dân để biến họ trở thành tay sai, trở thành vật hi sinh cho những quyền lực và lợi ích của chúng.
III. Kết bài:
=> Với giọng mỉa mai, đả kích, ngòi bút của Nguyẽn Ái Quốc vạch trần bộ mặt giả dối cũng như bản chất tàn ác của bọn quan lại luôn coi mình là "phụ mẫu".

Câu 3 : Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn quà bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.
Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã
đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa “lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ”. Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ong : không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.
Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế “thời loạn lạc”, buổi “gian nan của đất nước” cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dâ ta mà còn xỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan : “đi lại nghênh ngang ngoài đường”, “sỉ mắng triều đình”, “bắt nạt tề phụ”, “đòi ngọc lụa”, “thu ngọc vàng”, “vét của kho có hạn”.
Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ “sứ giặc” như “lưỡi cú diều”,”thân dê chó”, “hổ đói”; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.
Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình “Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”
và tột cùng là “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc : “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc , tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hung yêu nước,tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình : “không có mặc thì thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,…” . Tưng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm”. Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc : ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyết luyến vợ con,… Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó : tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tong, mộ phần cha mẹ… Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhắm để đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh : nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường : ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là “chuyên tập sách này” – cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện “mới chỉ là đạo thần chủ” còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân “tức là ke kẻ nghịch thù”. Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.
Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”, họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.
“Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại : sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với án văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.


Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
nguenanh
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Phương Nguyên
Xem chi tiết
Mai Hoàng Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Hoàng Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Lèng Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Vũ Hồng Liên
Xem chi tiết