Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Quân
phân biệt thơ Đường và thơ Đường luật
🍀thiên lam🍀
4 tháng 2 2021 lúc 21:20

tham khảo:

Sự Khác Nhau Giữa Thơ Đường Và Thơ Đường Luật * Sai Mon Thi Dan

1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:a. Theo số chữ trong câu:- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.b. Theo số câu trong bài:-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.- Bát Cú: mỗi bài tám câu.Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

Buddy
4 tháng 2 2021 lúc 21:24

- Thơ Đường : Thơ Đường ra đời trong điều kiện lịch sử - xã hội Trung Hoa vào đời Đường, từ khi hai cha con Lý Uyên, Lý Thế Dân tiêu diệt các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Tùy ( 581-617 ) đến khi nhà Đường bị bọn quân phiệt lật đổ vào năm 907.

 

Đến nay thơ Đường còn lại khoảng 48000 và với 2300 nhà thơ.

- Đường luật : Luật làm thơ đặt ra từ đời nhà Đường ở Trung Quốc.

- Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ cách luật xuất hiện từ đời Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy.

Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.

Luật

Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Luật bằng trắc

Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Thị Thanh Thuý (Lù...
Xem chi tiết
vo thaj son
Xem chi tiết
Nguyễn đức mạnh
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn đức mạnh
Xem chi tiết
ngô thanh thanh tú
Xem chi tiết
Tuan Ho
Xem chi tiết
Roxie
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết