Câu 3 :
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc. Luật:" Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh" Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận, còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến Vần: các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.Câu 3 :
Thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh.
Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:
Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (hay đúng ra là Hàn luật vì là thơ Nôm) tiêu biểu:
"Qua Ðèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan:
(Chú ý cách gieo vần:Các tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần bằng với nhau.)
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Trong đó:
Hai câu đầu tiên (1 và 2) là Mở Đề và Vào Đề (mở bài, giới thiệu...) Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực (miêu tả), yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về nghĩa (Lom khom - Lác Đác, Dưới núi - Bên sông, Tiều vài chú - Chợ mấy nhà) Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), yêu cầu cũng đối nhau cả về thanh và nghĩa, tương tự như hai câu Thực ở trên Hai câu cuối cùng (7 và 8) là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau.Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4
1Một gia sư tại nhà giỏi phải hiểu được thế nào là “Văn dĩ tải đạo”; tính ước lệ tượng trưng, quy phạm; tính giáo huấn, bác học, cao quý trang nhã; cách biểu hiện cái tôi trữ tình hoặc cách diễn đạt gợi mà không tả,… trong thơ trung đại được thể hiện cụ thể như thế nào. Bạn cần tham khảo thật nhiều sách để tích luỹ những kiến thức đó cho bản thân.
2tùy bút mới định hình cơ bản về hình thái và đạt được nhiều thành tựu to
lớn, xuất hiện những tên tuổi lớn với những tác phẩm để đời. Người ta
không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Tuân với Chiếc lư đồng mắt
cua, Tùy bút I, Tùy bút II; Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường,
Xuân Diệu với Trường ca; Chế Lan Viên với Vàng sao;… Trong số những
nhà văn này, Nguyễn Tuân như một đỉnh cao vượt trội, nhắc tới ông là
người ta nhớ ngay tới tùy bút. Có thể nói nghiên cứu Nguyễn Tuân, phần
nào cũng là nghiên cứu tùy bút hiện đại Các nhà nghiên cứu như Vương Trí
Nhàn (trong Nguyễn Tuân và thể tùy bút – 1997), Nguyễn Thị Hồng Hà
(trong Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân – 2011), Trần Văn Minh (trong Tùy
bút – một thể loại văn xuôi hiện đại trong văn học Việt Nam và văn học
Trung Quốc – 2010),… đều khẳng định sự hình thành thể loại và những
đóng góp của thể tùy bút đối với văn học Việt Nam hiện đại.
Theo Trần Văn Minh trong bài viết Tùy bút – một thể loại văn xuôi
hiện đại trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc: “Mãi đến thập
niên 30 của thế kỉ XX, tùy bút mới thực sự hiện diện với tư cách một thể
loại văn xuôi hiện đại, rồi từng bước khẳng định sự góp mặt xứng đáng
bằng nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm có giá trị” [60]. Trải qua một quá
trình hình thành và phát triển lâu dài, tùy bút đã định hình được vị trí của
mình trong văn học đương đại, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà văn
cũng như những nhà nghiên cứu tìm hiểu về nó.
Như vậy, tùy bút với những thành tựu của riêng nó đã khẳng định
được vị thế vững chắc của nó trên văn đàn Việt Nam. Tuy nhiên thể loại
này trong văn học Việt Nam vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu
chuyên sâu về nó...
3
Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc. Luật:" Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh" Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận, còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến Vần: các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:
Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (hay đúng ra là Hàn luật vì là thơ Nôm) tiêu biểu:
"Qua Ðèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan:
(Chú ý cách gieo vần:Các tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần bằng với nhau.)
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Trong đó:
Hai câu đầu tiên (1 và 2) là Mở Đề và Vào Đề (mở bài, giới thiệu...) Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực (miêu tả), yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về nghĩa (Lom khom - Lác Đác, Dưới núi - Bên sông, Tiều vài chú - Chợ mấy nhà) Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), yêu cầu cũng đối nhau cả về thanh và nghĩa, tương tự như hai câu Thực ở trên Hai câu cuối cùng (7 và 8) là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau.Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4