phần 1.ĐỌC hiểu
Đọc đoạn thơ trả lời câu hỏi
Tôi lại nhìn,như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông,xanh đồng ,xanh biển
Xanh trời xanh của những giấc mơ
'VUI THẾ HÔM NAY-TỐ Hữu}
1.chỉ ra bpbđ của đoạn thơ
2.chỉ ra 2 biện pháp tu từ,phân tích tác dụng
3.cảm nhận tình cảm của nhà thơ đc thể hiện qua đoạn thơ trên
PHẦN 2.làm văn
đề' hãy giới thiệu về nét đặc sắc của ngày tết cổ truyền ở quê em
I. Mở bài: Giới thiệu về ngày tết cổ truyền
- Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam.
- Là thời gian nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi.
- Thời điểm gia đình sum họp
- Để cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc
– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.
– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.
– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.
2. Từng công việc và giai đoạn chính trong ngày tết
- Cuối năm: đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới, trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.
- Tất niên: Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, mâm cỗ thờ cúng tổ tiên.
- Giao thừa: Mỗi địa phương có một tục lệ đón giao thừa khác nhau: nhà thắp hương thờ cúng ông bà, người làm mâm cỗ, người đi hái lộc đầu năm.
- Xông đất: tục lệ xông nhà vào năm mới
- Chúc tết: Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.
- Thăm viếng: Thăm những người lớn tuổi trong gia đình, đi tảo mộ đầu năm
- Mừng tuổi: Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.
3. Ba ngày tết: (Có thể phân tích thêm nếu muốn)
- Ngày thứ nhất: "Ngày mồng Một tháng Giêng"
+ Đây là ngày đầu tiên của một năm
+ Là một ngày rất quan trọng
+ Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất
+ Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng sum họp
+ Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình
- Ngày thứ 2: "Ngày mồng Hai tháng Giêng"
+ Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia
+ Tục lệ “mùng hai tết mẹ”
- Ngày thứ 3: "Ngày mồng Ba tháng Giêng"
Theo tục “mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.
4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán
– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.
– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngày tết
- Khẳng định đây là một lễ rất có ý nghĩa, không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.
Phần 1 : đọc hiểu:
1) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm
2) Hai biện pháp tư từ có trong đoạn thơ là :
_điệp từ xanh
_liệt kê (trong câu Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Xanh trời, xanh của những giấc mơ...)
Tác dụng : Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, nên thơ của quê hương đất nước. Đồng thời thể hiện lòng trân quý, tin yêu của tác giả với mảnh đất yêu dấu gắn bó với tuổi thơ mình.
3) Tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ :
- Trân trọng, yêu thương vẻ đẹp muôn màu của quê hương
- Tâm trạng : vui mừng, hân hoan, tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của Tổ quốc
2)1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết
2. Thân bài
- Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán là gì?
+ Phong tục cổ truyền là gì?
- Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:
+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.
+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.
+ Xông đất, chúc tết, lì xì.
- Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.